Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ bảy, 12/09/2009 09:57
'Học sinh giỏi ít thôi, nhưng thực chất'
Trước kia trọng về dạy chữ nên bài kiểm tra môn học Lịch sử - Địa lý thường tách thành 2 bài và cộng lại lấy điểm trung bình. Nhưng nay sẽ chỉ kiểm tra 1 bài nhưng có 2 câu. Sau 5 năm thay SGK ở HS tiểu học, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành Thông tư Quy định đánh giá và xếp loại HS tiểu học
Mô tả ảnh.

"HS giỏi không nhân nhượng để ít thôi nhưng đích thực", ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT.

Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học cho biết, đây là quá trình nhìn lại những đổi mới, điều chỉnh đánh giá cho phù hợp với tư tưởng "dạy học theo chuẩn".

- Xin ông cho biết điểm khác biệt giữa việc kiểm tra, đánh giá HS tiểu học hiện nay và Thông tưsắp ban hành của Bộ GD-ĐT?

Về cơ bản là không khác nhau. Thông tư chỉ điều chỉnh lại cho phù hợp với tư tưởng dạy học theo chuẩn.

Có thể nhìn lại một cách hệ thống như sau: Đổi mới đánh giá HS tiểu học bắt đầu từ năm 2002-2003. Lúc đó đã đánh giá tiểu học theo 3 nguyên tắc: đánh giá kết hợp với tự đánh giá của học trò, thứ hai là đánh giá định tính và định lượng, thứ ba là kết hợp đánh giá giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan.

Đến năm 2006, sau 5 năm, Bộ có quyết định chính thức về đánh giá HS tiểu học, nhắc lại những cách đánh giá trước đây. Bây giờ, Bộ điều chỉnh lại nhưng sẽ giảm nhẹ để việc đánh giá được gọn nhẹ.

Ví dụ, đánh giá học lực môn học của HS bằng điểm học kỳ 1 + học kỳ 2 lấy trung bình, nhưng bây giờ chỉ đánh giá cuối năm. Nói như vậy nhưng không phải không coi trọng đánh giá thường xuyên, không lấy điểm giữa học kỳ 1 nữa. Trong năm, Tiếng Việt mỗi tháng có 4 bài kiểm tra thường xuyên, cô giáo đã điều chỉnh, nhắc nhở và cuối năm là lát cắt cuối cùng.

Hay trước kia trọng về dạy chữ nên bài kiểm tra môn học Lịch sử - Địa lý thường được tách thành 2 bài rời rồi cộng lại lấy điểm trung bình. Nhưng thiết nghĩ, 2 môn này cần phải nhẹ nhàng, ứng dụng vừa phải nên giờ đây sẽ thay đổi chỉ còn 1 bài kiểm tra nhưng có 2 câu.

Có tình trạng thế này, ví dụ học ở kỳ 1 chỉ viết chữ o, a, HS dễ học nên được 10 điểm, học kỳ 2 khó hơn, HS học kém chỉ được 2 điểm, cộng lại chia trung bình được 6 điểm và học trò đương nhiên lên lớp, không phản ánh được trình độ HS.

Mô tả ảnh.
HS Trường Hà Nội - Academy trong buổi học đầu tiên sau lễ khai giảng 9/9/2009.
Ảnh: Lê Anh Dũng

- Đối với các môn đánh giá bằng định tính, chỉ nhận xét môn học thì HS sẽ được "ưu đãi" thế nào khi Thông tư ra đời, thưa ông?

Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lý là các môn tính điểm số. Các môn Đạo đức, Nhạc, Thể dục, Mỹ thuật đánh giá bằng nhận xét bám theo chuẩn. Ví dụ, môn hát nhạc chỉ cần đạt 3 trong 5 nội dung thì là đạt (điểm A), ngoài ra còn tính thêm ý thức, thái độ, kỹ năng. Chỉ cần HS có thể biết được cái cơ bản về vẽ, hát...

Tiểu học không vị thành tích mà chỉ đánh giá ý thức tham gia của HS theo tính chất vui vẻ, nhẹ nhàng và kết hợp một số tiêu chí về chuyên môn. Hát rất hay thì có thể chấm A+ để khuyến khích.

Ngoài ra, đánh giá bằng điểm số cũng sẽ kèm theo lời nhận xét, minh chứng thêm cho điểm, chỉ rõ sự tiến bộ để động viên HS cố gắng.

- Vậy Thông tư này với những điều chỉnh để giảm nhẹ cách đánh giá thì HS tiểu học có được học nhẹ nhàng hơn không, thưa ông?

Vừa rồi, khi xã hội phàn nàn học ở tiểu học nặng, Bộ đã rà soát lại chương trình, SGK và Bộ biên soạn hướng dẫn dạy học theo chuẩn. Sau đây, việc đánh giá sẽ quy vào chuẩn.

Từ trước đến nay giáo viên thường dạy tất cả SGK và vô tình dạy cả phần phát triển khoảng 20% cho cả lớp. Khó và nặng ở chỗ đó. Bộ mới chỉ ra, trong SGK có một phần cơ bản chỉ dạy cho đại trà HS.

Ví dụ, có 5 bài tập, dạy 3 bài tập nhưng nhắc riêng một số nhóm đối tượng phù hợp làm thêm 2 bài còn lại.

Yêu cầu các trường dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn để không quá tải, không dành nhiều thời gian xoáy vào chữ, bắt HS học thuộc. Bám vào chuẩn để giảm nhẹ yêu cầu.

Trước kia giáo viên còn mơ hồ với chuẩn như bắt HS phải hát đúng nhạc nhưng nay linh động hơn, miễn HS hát thuộc bài và hát to rõ ràng là được.

- Có thực tế, nhiều lớp học ở một số trường tiểu học có tỷ lệ HS giỏi rất cao, 60 HS nhưng có đến 58-59 HS giỏi. Vậy, có phải cách đánh giá như thế giúp cho bậc tiểu học có nhiều HS giỏi hơn, ông có nhận xét thế nào?

Đánh giá HS giỏi cũng không đơn giản. Những môn đánh giá bằng điểm số phải giỏi, từ 9 điểm trở lên. Những đứa trẻ có điều kiện học tập thì đạt giỏi cũng không khó vì yêu cầu học tiểu học là vui. Trường chuẩn mà cô giáo dạy có nghề, rồi bố mẹ dạy cho ở nhà gần hết, tự học trò cũng đã giỏi thì việc đạt được kết quả tốt là đương nhiên.

Không nhìn vào 1 trường ở Hà Nội mà hãy nhìn tổng thể trên cả nước, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn có nhiều lớp không có HS giỏi. Đây là chuẩn chung của cả nước, tối thiểu ai cũng học được.

Bộ vẫn có yêu cầu cao, HS giỏi không nhân nhượng để ít thôi nhưng đích thực. Còn lần này, Bộ giảm nhẹ HS tiên tiến, trước đây phải có 1 môn loại giỏi, các môn khác khá thì đạt nhưng nay hạ tất cả đạt khá là được để động viên HS có động lực.

- Thưa ông, bao giờ Thông tư sẽ được ban hành?

Bộ đã đưa thông tin lên mạng để người trong ngành góp ý, người ngoài ngành nhiệt huyết biết góp ý, trong khoảng 60 ngày tiếp thu ý kiến sau đó sẽ ban hành chính thức.

- Xin cảm ơn ông!
 
(Theo Vietnamnet.vn)
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)