KHCN - Kinh tế
Năm 1996 được coi là năm đầu tiên thương mại hóa cây trồng biến đổi gen. Đến năm 2013, diện tích của các loại cây trồng này đã tăng lên 175,3 triệu hécta, từ 1,7 triệu hécta năm 1996, chiếm khoảng 12% diện tích đất canh tác toàn cầu, với sự tham gia của 18 triệu nông dân. Qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng thực tế, cây trồng biến đổi gen đã chứng tỏ được những ưu thế vượt trội so với cây trồng truyền thống như góp phần tăng năng suất, ổn định thu nhập của người nông dân, thuận lợi hơn cho canh tác, bảo vệ môi trường và góp phần xóa đói giảm nghèo.
Cuốn sách “Hệ thống quản lý an toàn sinh học cây trồng biến đổi gen” được bố cục thành 5 chương chính: - Chương I: Giới thiệu chung về cây trồng biến đổi gen - Chương II: Đánh giá an toàn cây trồng biến đổi gen đối với môi trường - Chương III: Đánh giá an toàn của cây trồng biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm - Chương IV: Các quy định của thế giới về trình tự, thủ tục phê chuẩn cây trồng biến đổi gen làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Chương V: Các quy định về an toàn sinh học và trình tự phê chuẩn cây trồng biến đổi gen của Việt Nam. Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam đã xác định việc phát triển và ứng dụng cây trồng biến đổi gen là nhiệm vụ quan trọng của chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp quốc gia. Các tác giả hy vọng cuốn sách sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin về lĩnh vực khoa học công nghệ mới mẻ và tiềm năng này.
Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu!
Khả năng gặp được nửa hoàn hảo của mình là bao nhiêu?
Rob Eastaway - Jeremy Wyndham; Dịch giả: Phạm Quốc Hưng
Hà Nội tiềm năng và cơ hội đầu tư
UBND Thành phố Hà Nội
Khoa học và Công nghệ Thủ đô - 55 năm xây dựng và phát triển
Sở KHCNTP Hà Nội
Luận cứ khoa học để xây dựng Thành phố Hải Phòng trở thành thành phố cảng xanh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
TS. Nguyễn Xuân Quang (Chủ biên)
Cẩm nang phòng và điều trị các bệnh thường gặp
BS. Quách Tuấn Vinh