VHXH - Lịch sử

Văn hóa giao thông

Chính phủ đã chọn năm 2012 là “Năm An toàn giao thông”. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát động Thông điệp: “Giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông là trách nhiệm của mỗi người trong chúng ta” nhằm nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân. Hưởng ứng thông điệp đó, Cuốn sách “Văn hóa giao thông” do TS. Phạm Ngọc Trung chủ biên được xuất bản sẽ là một tài liệu giúp bạn đọc hiểu hơn về Văn hóa giao thông ở nước ta.
Tác giả: TS. Phạm Ngọc Trung
Nhà xuất bản: Nhà Xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2012
Tổng số trang: 360 trang
Kích thước: 13 x 19 cm
Giới thiệu về sách

Cuốn sách “Văn hóa giao thông” tập hợp gồm 23 tham luận trình bày tại Hội thảo khoa học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền “Văn hóa giao thông ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên hoạt động tại Khoa Văn hóa và Phát triển và một số nhà khoa học, nhiều cán bộ giảng dạy và sinh viên trong và ngoài nhà trường công nhận, sẽ đem đến cho độc giả những chiều cạnh nhìn nhận khác nhau về Văn hóa giao thông. Nội dung cụ thể từng tham luận đi từ khái niệm đến những phân tích về đặc điểm, tính chất của Văn hóa giao thông ở nước ta để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng Văn hóa giao thông ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa như một phong trào xây dựng Văn hóa giao thông ở nơi sinh sống. Tiếp cận từ nhiều khía cạnh khác nhau đi từ thực trạng đến những nhận xét đánh giá qua nghiên cứu và khảo sát thực tế của từng tác giả nhưng tựu chung ở đây là những đánh giá từ khía cạnh văn hóa của giao thông: cách xử sự, giao tiếp khi tham gia giao thông, văn hóa vùng, khu vực và điều kiện về địa lý… tác động đến Văn hóa giao thông (văn hóa tiểu nông, văn hóa miền núi…). 

Kết cấu nội dung gồm 3 phần:

Phần 1. Khái niệm văn hóa giao thông: Gồm 6 tham luận chủ yếu tập chung vào giới thiếu khái niệm, phần tích khái niệm Văn hóa giao thông trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta.

Phần 2. Đặc điểm giao thông Việt Nam từ góc nhìn văn hóa: Gồm 11 tham luận tập trung phân tích đặc điểm Văn hóa giao thông (vùng miền, phương tiện, đặc trưng văn hóa dân tộc…).

Phần 3. Giải pháp xây dựng Văn hóa giao thông ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Gồm 6 tham luận hướng đến tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu để xây dựng Văn hóa giao thông ở nước ta.

Phòng DVXB&TT
Sách cùng chuyên mục