Tin tức - sự kiện

Người Hà Lan phản đối Hiệp ước Anh - Hà Lan

27/04/2024
“Tuyển tập tư liệu Công ty Đông Ấn Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1672 - 1697)” do PGS.TS Hoàng Anh Tuấn thực hiện, NXB Hà Nội ấn hành trong dự án Tủ sách Thăng Long 1000 năm ghi rằng: năm 1619, giữa lúc tình hình căng thẳng đang diễn ra phức tạp thì Hiệp ước Anh - Hà Lan được chính phủ hai nước ký kết nhằm tìm ra giải pháp dung hòa cho những xung đột của hai công ty Đông Ấn ở phương Đông.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

20/04/2023
Nhân kỷ niệm 93 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2023), sáng 18-11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân liên khu dân cư xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

Tư tưởng trọng nam kinh nữ người An Nam xưa

27/04/2020
Trong Cuốn “Tư liệu văn hiến Thăng Long-Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương Tây trước 1945” do PSG. TS Nguyễn Thừa Hỷ làm chủ biên, Đức cha Onuphre Borges đã kể về đời sống của người dân An Nam xưa do chính ông mắt thấy tai nghe. Trong đó có tư tưởng trọng nam khinh nữ. Mục đích hôn nhân của người An Nam là có thật nhiều con trai để có thể tôn vinh kỷ niệm của họ và để sau khi họ chết có thể thờ cúng, tưởng nhớ đến họ theo cách thức truyền thống.

Thầy giáo được người xưa tôn kính, nể vì

27/04/2020
“Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, hay “Không thầy đố mày làm nên” là những câu ca dao, tục ngữ của người dân Việt Nam khi nói về công ơn những người thầy, cô giáo. Thời xa xưa, những người An Nam đã rất kính trọng những thầy giáo dù cho bất cứ địa vị của họ trong xã hội như thế nào. Cuốn “Tư liệu văn hiến Thăng Long-Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương Tây trước 1945” đã kể về một câu chuyện một vị đại thần khi đến thăm người thầy cũ của mình vẫn là một thường dân luôn nói năng thưa gửi rất cung kính, không bao giờ dám ngồi cùng chiếu với thầy. Hay vua Hàm Nghi khi gặp lại thầy cũ của mình cũng hết mực kính cẩn, tôn trọng.

Văn chương rất được người An Nam coi trọng

27/04/2020
Nền học vấn của người An Nam hoàn toàn là văn chương. Nó rất được phổ biến, miễn phí ở tất cả mọi cấp học, nhưng không bắt buộc. Những trường ấu học có trong tất cả những làng xã, hoàn toàn tự do, không chịu sự quản lý của bất kỳ cấp chính quyền nào cũng như làng xã. Điều này được chứng minh trong Cuốn “Tư liệu văn hiến Thăng Long-Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương Tây trước 1945” do PSG. TS Nguyễn Thừa Hỷ làm chủ biên.

Kinh đô Thăng Long - Đất thiêng của mọi thời đại

27/04/2020
Cuốn sách “Kinh đô Thăng Long - những khám phá khảo cổ học” do PGS.TS Tống Trung Tín chủ biên hé lộ nhiều thông tin hữu ích về kinh thành Thăng Long xưa và nay, trong đó khẳng định tầm quan trọng bậc nhất của nơi này qua các thời kỳ lịch sử. Đầu thế kỷ XI, với con mắt tinh tường, vua Lý Thái Tổ đã nhìn thấy thế “rồng cuộn hổ ngồi” của thành Đại La, vừa là thắng địa, vừa là chỗ hội tụ quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. 
 <   1   2   3  ...   10   11   12   >