Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Bình luận sách |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết bình luận sách
Diện mạo ruộng đất, kinh tế nông nghiệp, đời sống xã hội của Hà Nội cổ qua Địa bạ
Thứ hai, 04/08/2014 05:02

Việc phục dựng một diện mạo Hà Nội cổ qua địa bạ luôn là vấn đề thôi thúc các nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa Thăng Long – Hà Nội khai thác, công bố. Đề tài Tuyển tập địa bạ cổ Hà Nội do PGS.TS. Vũ Văn Quân chủ trì ra đời góp phần khẳng định việc các nguồn tư liệu nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Thăng Long - Hà Nội dựa trên nguồn địa bạ là rất cần thiết.


Bộ sách gồm 10 tập, giới thiệu toàn văn nguồn tư liệu địa bạ cổ Hà Nội theo đơn vị huyện (mỗi tập gồm một huyện). Cụ thể như sau:     

1. Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: tư liệu địa bạ cổ Thanh Trì

2. Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: tư liệu địa bạ cổ Thượng Phúc

3. Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: tư liệu địa bạ cổ Phú Xuyên

4. Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: tư liệu địa bạ cổ Thanh Oai

5. Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: tư liệu địa bạ cổ Sơn Minh

6. Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: tư liệu địa bạ cổ Hoài An

7. Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: tư liệu địa bạ cổ Chương Đức

8. Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: tư liệu địa bạ cổ Từ Liêm

9. Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: tư liệu địa bạ cổ Đan Phượng

10. Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: tư liệu địa bạ cổ Gia Lâm

Ở đây, nhóm biên soạn không lấy đơn vị hành chính hiện nay làm giới hạn không gian là nhằm đảm bảo tính lịch sử của nguồn tài liệu, đồng thời có ý tập trung những huyện xung quanh lõi Hà Nội (02 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận trong sách “Địa bạ cổ Hà Nội” (2 tập) của GS. Phan Huy Lê xuất bản lần đầu năm 2007, tái bản lần hai năm 2010). Huyện Gia Lâm (cơ bản tương đương huyện Gia Lâm và quận Long Biên hiện nay), các huyện thuộc phủ Thường Tín gồm Thanh Trì, Thượng Phúc, Phú Xuyên (tương đương một phần quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên hiện nay), phủ Ứng Thiên (Ứng Hòa) gồm các huyện Thanh Oai, Sơn Minh, Hoài An, Chương Đức (tương đương huyện Thanh Oai, quận Hà Đông, một phần huyện Thường Tín, các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ hiện nay) và hai huyện Từ Liêm, Đan Phượng (tương đương với một phần các quận Tây Hồ, Cầu Giấy, hai quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm và huyện Hoài Đức hiện nay).

Những tư liệu dịch này dựa trên nguồn tư liệu của Trung tâm lưu giữ Quốc gia, các bản dịch địa bạ từ các đơn vị hành chính cơ sở (xã, thôn…). Việc dịch thuật theo nguyên tắc trung thành tuyệt đối với nguyên bản, những địa danh, nhân danh bằng chữ Hán Nôm có nhiều cách đọc khác nhau thì lựa chọn cách đọc thông thường và có chú nguyên văn chữ Hán Nôm.

Nội dung của mỗi tập sách được kết cấu làm 3 phần:

Phần thứ nhất: Vài nét về địa bàn nghiên cứu qua nguồn tài liệu địa bạ

Phần thứ hai: Bản dịch toàn văn địa bạ

Phần thứ ba: Sách dẫn

Để minh họa cho 10 tập, nhóm biên soạn xây dựng nội dung chi tiết của huyện Thanh Trì làm ví dụ.

PHẦN THỨ NHẤT

VÀI NÉT VỀ HUYỆN THANH TRÌ QUA TÀI LIỆU ĐỊA BẠ

1. Vài nét về huyện Thanh Trì

1.1. Quá trình biến đổi diên cách huyện Thanh Trì qua các thời kỳ lịch sử.

1.2. Huyện Thanh Trì đầu thế kỷ XIX trong cơ cấu hành chính thành phố Hà Nội hiện nay.

2. Vài nét về huyện Thanh Trì qua tư liệu địa bạ

2.1. Về nguồn tư liệu địa bạ huyện Thanh Trì

2.2. Huyện Thanh Trì qua tư liệu địa bạ

PHẦN THỨ HAI

ĐỊA BẠ HUYỆN THANH TRÌ - BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT

2. Bản xã (thôn) công tư điền thổ:

2.1. Công điền

2.2. Tư điền

Bắc giáp


Xứ (tên phiên âm, nguyên bản Hán Nôm):

Đông giáp

Tây giáp

Nam giáp

Bắc giáp

- Nhất sở

Đông giáp

Tây giáp

Nam giáp

Bắc giáp

- Nhất sở

Đông giáp

Tây giáp

Nam giáp

Bắc giáp


2.3. Thần từ Phật tự điền

Thực canh

Lưu hoang

Hạ điền

Thu điền

Hạ thu hai vụ

Hạng nhất:

Hạng nhì:

Hạng ba:

Xứ (tên phiên âm, nguyên bản Hán Nôm):

Đông giáp

Tây giáp

Nam giáp

Bắc giáp

Xứ (tên phiên âm, nguyên bản Hán Nôm):

Đông giáp

Tây giáp

Nam giáp

Bắc giáp


2.4. Thổ trạch viên trì

Xứ (tên phiên âm, nguyên bản Hán Nôm):

Đông giáp

Tây giáp

Nam giáp

Bắc giáp

Xứ (tên phiên âm, nguyên bản Hán Nôm):

Đông giáp

Tây giáp

Nam giáp

Bắc giáp

2.5. Công pha, công châu thổ… (nếu có)

3. Loại khác

3.1. Tha ma

Xứ (tên phiên âm, nguyên bản Hán Nôm):

Đông giáp

Tây giáp

Nam giáp

Bắc giáp

Xứ (tên phiên âm, nguyên bản Hán Nôm):

Đông giáp

Tây giáp

Nam giáp

Bắc giáp


3.2. Thổ phụ

Xứ (tên phiên âm, nguyên bản Hán Nôm):

Đông giáp

Tây giáp

Nam giáp

Bắc giáp

Xứ (tên phiên âm, nguyên bản Hán Nôm):

Đông giáp

Tây giáp

Nam giáp

Bắc giáp


3.3. Khác (nếu có)

4. Ruộng đất nơi khác tại địa phân bản xã

5. Chức dịch

Sắc mục

Sắc mục

Xã trưởng

Xã trưởng

Thôn trưởng


PHẦN THỨ BA

SÁCH DẪN

Phần này là bảng tra cứu địa danh xuất hiện trong văn bản địa bạ và các địa danh đối chiếu với hiện nay, gồm tên đơn vị hành chính các cấp ở thời điểm lập địa bạ, tên đơn vị hành chính các cấp hiện nay và chủ yếu là địa danh dân gian khác (xóm, xứ đồng…).

Từ đề tài này, nhóm biên soạn muốn đem đến cho người đọc cái nhìn tổng quan về một địa phương (đơn vị hành chính cơ sở) trên nhiều phương diện, tập trung về mặt ruộng đất, kinh tế nông nghiệp, bức tranh nông thôn; là những chỉ dẫn cơ bản và cần thiết giúp các nhà nghiên cứu trong việc tiếp cận các nguồn tài liệu; là một “cẩm nang” cho các nhà quản lý - các nhà làm chính sách địa phương, từ xã, phường, thị trấn đến quận huyện và thành phố.


Đàm Ly (Tổng hợp)

Nhà xuất bản Hà Nội

 

  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá