Cuốn sách với kết cấu gồm 5 chương và 4 phụ lục.
Chương 1: Tiểu thủ công nghiệp từ nguyên khai đến thời Lý.
Chương 2: Sự phát triển Thủ công nghiệp, công nghiệp từ Thăng Long đến Hà Nội.
Chương 3: Sự phát triển các ngành Thủ công nghiệp, công nghiệp truyền thống.
Chương 4: Sự xuất hiện các ngành công nghiệp mới.
Chương 5: Định hướng phát triển Thủ công nghiệp, Công nghiệp Hà Nội trong hội nhập.
Phụ lục
Phục lục 1: Quá trình phát triển của chủ nhân kỹ thuật sản xuất thủ công nghiệp Việt Nam.
Phục lục 2: Quá trình phát triển thủ công nghiệp dưới các triều đại phong kiến.
Phục lục 3: Một số bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính.
Phục lục 4: Một số nội dung của việc tổ chức quản lý thủ công nghiệp, công nghiệp.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử xong ngành thủ công nghiệp, công nghiệp vẫn tiếp tục phát triển và luôn giữ vị trí vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Thủ đô và cả nước. Thủ công nghiệp, công nghiệp của Thủ đô vẫn luôn phát triển hơn các vùng khác. Do Hà Nội là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, nơi đây hội tụ nhân tài của bốn phương với những bàn tay khéo léo, cần cù chịu khó của bao khối óc thông minh sáng lạng đã sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo và phong phú.
Khi nói đến Hà Nội là người ta nghĩ ngay tới 36 phố phường với những địa chỉ Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Nón, Hàng Mành, phố Hàng Thêu... nơi hội tụ nhiều sản phẩm thủ công nghiệp và công nghiệp truyền thống, cũng chính mảnh đất kinh thành này vào thế kỷ XVII và XVIII từng là Kẻ Chợ nơi buôn bán nhộn nhịp, sầm uất với nhiều mặt hàng. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để thủ công, công nghiệp phát triển. Thủ công nghiệp và công nghiệp xuất hiện ngày càng phong phú đa dạng với sự chuyên môn hóa ngày càng cao, lúc đầu chỉ làm ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống rồi đi đến buôn bán nhỏ sau đó phát triển thành chuyên môn hóa, chính vì vậy dân ca và ca dao có câu:
Dân ca:
Nhắn ai trong chợ kinh thành
Mua em tấm lĩnh hoa chanh gửi về.
Ca dao:
The La, lĩnh Bưởi, chồi Phùng,
Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên.
Trong thủ công nghiệp, xuất hiện làng nghề, phố nghề ngày càng nhiều (phố Hàng Đào, phố Hàng Thiếc, phố Hàng Nón... và một số làng nghề của Hà Tây (cũ) nay hợp nhất với Hà Nội như: nghề thêu ở Thường Tín, nghề dệt ở Vạn Phúc, dệt len La Phù, nghề rèn ở Đa Sỹ, mây tre đan ở Phù Lưu Tế...). Công nghiệp đã hình thành nhiều ngành công nghiệp thành lập công ty và cụm công nghiệp lớn như: Tổng Công ty dệt may Việt Nam - VINATEX; Công ty Dệt 8/3; Công ty Dệt 19/5, ... và đặc biệt là sự xuất hiện các cụm công nghiệp: Cụm công nghiệp Bắc Thăng Long, Cụm công nghiệp Thanh Oai...
Bên cạnh đó, PGS. Nguyễn Lan cũng đã phân tích và đi sâu vào một số ngành nghề truyền thống của mảnh đất kinh kỳ như: Nghề dệt, nghề làm giấy, nghề kim hoàn... và đi vào tìm hiểu một số ngành công nghiệp hiện đại như ngành công nghiệp điện lực, ngành công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin, để đưa đất nước ngày càng phát triển theo kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Cuốn sách “Thủ công nghiệp, công nhiệp từ Thăng Long đến Hà Nội” được bạn đọc đón nhận một cách hào hứng và nhiệt tình. Có thể nói, qua cuốn sách thế hệ trẻ ngày nay có được cái nhìn trọn vẹn tổng thể về ngành thủ công nghiệp và công nghiệp của nước ta từ Thăng Long đến Hà Nội và tiếp tục tiếp bước cha ông xây dựng Thủ đô phát triển giàu đẹp hơn, đưa đất nước ta đến năm 2020 căn bản trở thành một nước công nghiệp trong đó Hà Nội là một điểm công nghiệp mạnh với nhiều khu, cụm công nghiệp lớn của cả nước.
Kim Ngân
Nhà xuất bản Hà Nội