Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Bình luận sách |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết bình luận sách
Giới thiệu đề cương đề tài: Kiến trúc Thăng Long - Hà Nội
Thứ tư, 01/04/2015 10:58

Kiến trúc luôn gắn với vận mệnh Thủ đô và đất nước, chịu nhiều biến động và thăng trầm. Nhiều hủy hoại qua chiều dài thời gian, qua những cuộc tranh giành quyền lực, đặc biệt qua nhiều lần chống giặc ngoại xâm và bị chiếm đóng. Gần đây nhất là cuộc Trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước thống nhất Tổ quốc. Cũng nhiều những tinh hoa từ bên ngoài đã chắt chiu gạn lọc, Việt hóa, để trở nên gần gũi, thân quen. Kể cả những kiến trúc phong cách Châu Âu, trong từng giai đoạn cũng đã để lại như những tài sản và hồi ức quý giá. Trên mỗi chặng đường, kiến trúc luôn biết tìm sự mới mẻ, tiến bộ theo cùng thời đại, cũng như hướng về với bản sắc văn hóa dân tộc. Giờ đây Kiến trúc Thăng Long - Hà Nội đang vững tin bước tiếp trên con đường hội nhập. Đề tài Kiến trúc Thăng Long - Hà Nội do KTS. Lê Văn Lân chủ biên sẽ là một cuốn sách viết riêng về kiến trúc và do kiến trúc sư viết, chúng tôi trân trọng giới thiệu bản đề cương.


Trong bản đề cương, ngoài phần mở đầu, nội dung gồm có 6 chương nội dung và một chương có tính kết luận.
 
CHƯƠNG I: Từ những tụ cư bên sông Hồng tới Đại La thế kỷ XI.
 
* Đồng bằng sông Hồng và những địa bàn tụ cư.
 
* Từ Tống Bình tới Đại La.
 
Nội dung của chương I, các tác giả nêu bối cảnh lịch sử thời kỳ trước định đô Thăng Long, vốn mảnh đất Đại La thuộc đồng bằng sông hồng, tập trung nhiều dân cư sinh sống.
 
Thấy được địa thế thuận lợi, Lý Công Uẩn đã dời kinh đô từ Hoa Lư – Ninh Bình về nơi “ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước”. Theo thăng trầm lịch sử, kiến trúc cũng có những thay đổi theo triều đại từ kinh đô của triều Lý đến Hà Nội là một tỉnh lỵ của triều Nguyễn. Đó là những gì chương II thể hiện.
 
CHƯƠNG II: Kiến trúc Thăng Long kỷ nguyên độc lập
 
* Định đô Thăng Long và diện mạo ban đầu.
 
* Thăng Long thời Lý - Trần - Hồ.
 
* Thăng Long thời Lê - Mạc - Tây Sơn.
 
* Thăng Long - Hà Nội thời Nguyễn.
 
Ở chương III: Kiến trúc Hà Nội thời kỳ cận đại. Phần đầu chương là “Những xây dựng đầu tiên của Pháp ở Hà Nội”. Nội dung tiếp theo là “kiến trúc Hà Nội thời kỳ 1888 đến 1920”. Mục 3 của chương là “Hà Nội thời kỳ 1920 đến 1945”. Mục cuối của Kiến trúc Hà Nội thời kỳ cận đại là “Cấu trúc không gian đô thị Hà Nội thời Pháp thuộc”.
 
Trước sự biến đổi của đất nước, Hà Nội – thủ đô không tránh khỏi những ảnh hưởng và thay đổi.
 
Sang Chương IV: Kiến trúc với xu hướng xã hội chủ nghĩa (1954-1986)
 
* Mười năm trong hòa bình (1954 - 1964).
 
- Thủ đô giải phóng.
 
- Hà Nội những năm phục hồi kinh tế và thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ I.
 
* Kiến trúc trong đạn bom của Chiến tranh (1965 - 1975)
 
- Chiến tranh đánh phá miền Bắc (1965 - 1972).
 
- Từ kết thúc Hội nghị Pari tới giải phóng miền Nam (1975).
 
* Từ đất nước thống nhất tới những ngày đầu của công cuộc đổi mới (1975 - 1986).
 
* Quy hoạch chung thành phố Hà Nội từ 1954 - 1986.
 
* Chặng đường 30 năm kiến trúc Hà Nội.
 
Qua những năm tháng chiến tranh, đất nước thống nhất, hòa bình dựng xây và phát triển, thủ đô Hà Nội cùng cả nước Đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế. Đây cũng là những gì mà nội dung  Chương V: Kiến trúc Hà Nội từ đổi mới đến mở cửa hội nhập. Nội dung của chương gồm có 4 mục:
 
* Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô năm 1998.
 
* Mở rộng địa giới hành chính và phê duyệt Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội 2030 tầm nhìn 2050.
 
* Vùng Quy hoạch Thủ đô
 
* Hà Nội to đẹp hơn từng ngày.
 
CHƯƠNGVI: Di sản và bản sắc kiến kiến trúc Thăng Long - Hà Nội
 
* Kiến trúc dân tộc truyền thống:
 
- Địa hình, địa mạo, khí hậu và con người.
 
- Vật liệu kiến trúc và thợ lành nghề.
 
- Phương thức xây dựng truyền thống, nội thất nhà ở và đồ dùng hàng ngày.
 
- Làm nhà và một số thủ tục tâm linh.
 
- Những biến đổi của công trình kiến trúc trong tiến trình đô thị hóa.
 
* Khu phố cổ Hà Nội
 
- Hình thành và phát triển
 
-  Giá trị của Khu phố cổ
 
- Bảo tồn và tôn tạo Khu phố cổ Hà Nội
 
* Khu phố cũ Hà Nội
 
- Giá trị lịch sử đô thị và kiến trúc của Khu kiến trúc Pháp.
 
-  Di sản kiến trúc đô thị Khu phố Pháp, thể loại và thực trạng.
 
-  Sự biến dạng và giải pháp cứu vãn bảo tồn.
 
* Thăng Long - Hà Nội, cảnh quan đặc thù, di tích kiến trúc và danh thắng.
 
Sau 6 chương nội dung, các tác giả dành chương VII: Kiến trúc Thăng Long - Hà Nội, thủ đô của đất nước hội nhập để kết thúc đề tài. Nội dung gồm ba phần chính:
 
* Kiến trúc trong điều kiện của kỹ thuật công nghệ và biến động của kinh tế xã hội.
 
* Vượt qua những trở ngại ảnh hưởng tới sáng tạo và gương mặt kiến trúc.
 
* Vận hội và xu thế.
*
Kiến trúc Thăng Long – Hà Nội, đây là đề tài lần đầu tiên được viết riêng về kiến trúc và do kiến trúc sư viết. Vậy nên, sự ra đời của đề tài Kiến trúc Thăng Long – Hà Nội hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với Hà Nội.
 
 
Linh Chi (tổng hợp)
 
Nhà xuất bản Hà Nội
 
  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá