“Xây dựng và quản lý thành phố Hà Nội qua hệ thống văn bản pháp quy của chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam từ năm 1873 đến 1954” dưới góc nhìn sử học
Cùng với đánh giá chất lượng của bản thảo, PGS.TS. Vũ Huy Phúc có một số góp ý như các tác giả cần phải rà soát lại các từ ngữ tiếng Pháp và tiếng Việt hoặc sai hoặc tối nghĩa (đã đánh dấu trong bản thảo). Theo PGS.TS. Vũ Huy Phúc, bản thảo nhất thiết phải có sơ đồ hệ thống chính quyền và các phòng ban của bộ máy (có chú thích tên gốc tiếng Pháp): Thị chính Hà Nội thuộc Pháp; Nha Kinh lược Bắc Kỳ đã ra một số nghị định (1885 - 1897) hoạt động tại Hà Nội; Chính quyền Bảo Đại (1949 - 1954). Đồng thời, các tác giả cần phải bổ sung bản ghi tên các phố và 7 (không phải 8) khu Hà Nội trong cuốn “Nomenclature des communes du Tonkin” của Ngô Vi Liễn (1928). Tên phố Hà Nội theo Ngô Vi Liễn (nhân viên Cadastre tổng hợp cuộc Điều tra dân số năm 1926) thì nhiều chú thích khác hẳn. Ví dụ: phố Lò Sũ chú thích là Rue Fellonneau, không phải Cercueils; Hàng Trống là Rue Jules Ferry, không phải Brodeurs; Hàm Long là Doudard de Lagrrée; phố Hàng Cỏ là Gambetta, v.v… và nhiều phố khác.
Các tác giả có thể bổ sung một bản ghi giá gạo trong thành phố qua một số thời gian để đối chiếu xem lệ phí giao thông, lương bổng, v.v… là đắt hay rẻ. Nếu có các quy định về việc đặt tên phố và cách đánh số nhà (bên phải số chẵn, bên trái số lẻ tính từ đầu phố) thì nên đưa ra một vài bản.
Ngoài những chỉnh sửa nhằm nâng cao chất lượng bản thảo, rà soát để hạn chế tối đa những sai sót và các lỗi kỹ thuật, PGS.TS. Vũ Văn Phúc hoàn toàn ủng hộ đề tài và mong muốn bản thảo sớm ra sách để phục vụ đông đảo quần chúng độc giả.
Ngọc Linh (tổng hợp)
(theo ý kiến nhận xét của PGS.TS. Vũ Văn Phúc
Nhà xuất bản Hà Nội