Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Bình luận sách |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết bình luận sách
Thành phố Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc qua văn bản pháp quy
Thứ sáu, 11/12/2015 10:13

Tham gia hội đồng nghiệm thu với vai trò là chủ tịch, PGS.TS. Phạm Xuân Hằng sau khi đọc bản thảo Xây dựng và quản lý thành phố thành phố Hà Nội qua hệ thống văn bản pháp quy của chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam từ 1873-1954” do TS. Đào Thị Diến chủ biên, có nhận xét một cách khách quan với tư cách là một thành viên của hội đồng.

 
Trước hết, PGS.TS. Phạm Xuân Hằng phân tích tiêu đề của bản thảo cũng như có sự đối sánh với cuốn sách đã xuất bản năm 2010 tác giả cũng là TS. Đào Thị Diến. Theo ông thì như đề cương tên gọi cuốn sách là: “Xây dựng và quản lý thành phố thành phố Hà Nội qua hệ thống văn bản pháp quy của chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam từ 1873-1954”. Tên gọi này cũng được ghi trong Thư mời và Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu. Với tên gọi này, kết quả đề tài phải là dựa trên hệ thống văn phản pháp quy của chính quyền thuộc địa Pháp để biên soạn một chuyên khảo với tên gọi như trên. Những văn bản pháp quy trong cuốn “Hà Nội qua các tài liệu và tư liệu lưu trữ (1873-1954)”, Nhà xuất bản Hà Nội đã xuất bản năm 2010, trong Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến và những văn bản pháp quy được sưu tầm, bổ sung trong giai đoạn II của Dự án là cơ sở dữ liệu để tác giả hoàn thành chuyên khảo theo đề cương được duyệt.
 
Ở đây PGS.TS. Phạm Xuân Hằng cũng nêu trong lời nói đầu của bản thảo, tác giả khẳng định, bộ sách đã xuất bản mới chỉ tóm tắt nội dung nên tác giả chọn những văn bản tiêu biểu để dịch và biên soạn thành cuốn tư liệu “Hệ thống văn bản pháp quy về xây dựng và quản lý thành phố Hà Nội từ 1885 - 1954 (tr.4). Vì tham gia hội đồng từ khi đề tài ở dạng đề cương, vậy nên khi hoàn thiện bản thảo, PGS.TS. Phạm Xuân Hằng thấy giới hạn thời gian năm 1885 khác với giới hạn thời gian trong đề cương và Quyết định nghiệm thu là năm 1873.
 
Bên cạnh phân tích về sự chặt chẽ giữa nội dung với tiêu đề sách, PGS.TS. Phạm Xuân Hằng dẫn luận căn cứ nội dung bản thảo, kết quả nghiên cứu hoàn toàn không phải chuyên khảo mà là công trình biên dịch giới thiệu hệ thống văn bản pháp quy của chính quyền thuộc địa ở Hà Nội về xây dựng và quản lý thành phố với tư cách sách tư liệu.
 
Sau những phân tích trên, PGS.TS. Phạm Xuân Hằng nhận xét theo hướng công trình biên dịch của bản thảo hiện thời, vì phù hợp với kết cấu chung.
 
Theo PGS.TS. Phạm Xuân Hằng thì với tên sách như có trong bản thảo “Hệ thống văn bản pháp quy về xây dựng và quản lý thành phố Hà Nội từ 1885 - 1954”, thì phải bao gồm văn bản pháp quy của các hệ thống chính quyền. Song, phần dịch thuật chủ yếu là văn bản của chính quyền thuộc địa Pháp và vài văn bản của Đốc lý Hà Nội ban hành. Do đó, tên sách nên là: “Hệ thống văn bản pháp quy của chính quyền thuộc địa Pháp về xây dựng và quản lý thành phố Hà Nội từ 1885 - 1954”.
 
Đi sâu vào nội dung của bản thảo, PGS.TS. Phạm Xuân Hằng có nhận xét cụ thể. Về tổng quan: Với 35 trang, tác giả khái quát giới thiệu nội dung cơ bản của hệ thống văn bản; cách lựa chọn văn bản tiêu biểu, dịch thuật và chú thích. Trong bản thảo kết quả thực hiện, đề tài chỉ giới thiệu văn bản pháp quy của chính quyền thuộc địa pháp và chính quyền bản địa.
 
Về quy mô dung lượng văn bản: Trong 4 mục chuyên ngành: Địa giới - Tổ chức hành chính, Quy hoạch - Xây dựng, Giao thông công chính, Văn hóa giáo dục, người đọc thấy chủ yếu là văn bản nhóm Địa giới - tổ chức hành chính (tr.49-239, 190 trang), nhóm Quy hoạch - Xây dựng (tr.241 - 314, 73 trang); nhóm Giao thông công chính (316- 372, 56 trang); nhóm văn hóa giáo dục (374 - 479, 105 trang). Do tác giả không giới thiệu số lượng văn bản của từng nhóm, nhưng người đọc có thể dự đoán số văn bản của nhóm Giao thông công chính là khiêm tốn nhất (56 trang) so với các nhóm khác, trong khi những văn bản về đường phố thấy tác giả xếp trong nhóm Quy hoạch - Xây dựng. Ngoài ra, thấy có cả bản dịch văn bản do Bảo Đại ký (1949) và do các Thủ tướng chính quyền Bảo Đại ký ở Sài Gòn (1951), không rõ vì sao tác giả dịch cả những văn bản này.
 
Về dịch thuật: Tác giả vốn là cử nhân tiếng Pháp, làm việc cả đời với tài liệu quản lý hành chính của chính quyền thực dân Pháp nên là chuyên gia có kinh nghiệm và chất lượng bản dịch được bảo đảm.
 
Theo PGS.TS. Phạm Xuân Hằng bản thảo đã được tác giả cùng cộng sự thực hiện một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, bản thảo cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Nhằm nâng cao chất lượng bản thảo, PGS.TS. Phạm Xuân Hằng có góp ý, với bài tổng quan, ngoài nội dung theo nhóm vấn đề, nên giới thiệu khái quát số lượng văn bản và thẩm quyền các chủ thể ban hành văn bản. Theo PGS.TS. Phạm Xuân Hằng nên bổ sung Index không chỉ về tên đường phố, mà cả về nội dung văn bản (ví dụ: Khu, phường, Hội đồng thành phố, xếp hạng phố, xây dựng mới trong thành phố, vệ sinh môi trường, chiều rộng đường phố, đình chùa, quy định làm nhà trong phố, thi cử …) để tiện tra cứu.
 
Bản thảo Xây dựng và quản lý thành phố thành phố Hà Nội qua hệ thống văn bản pháp quy của chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam từ 1873-1954”, đã đi vào 4 nội dung chính: Địa giới - Tổ chức hành chính; Quy hoạch - Xây dựng; Giao thông công chính; Văn hóa - Giáo dục đã phác hoạ một cách toàn diện, mọi mặt về thành phố Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc. Đây là nguồn tư liệu quý, khi ra sách sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu trong việc tìm hiểu Hà Nội từ các văn bản pháp quy do chính quyền thuộc địa ban hành tập trung vào xây dựng và quản lý.
 
Khánh Chi (tổng hợp)
(theo ý kiến nhận xét của PGS.TS. Phạm Xuân Hằng)
 
Nhà xuất bản Hà Nội
 
Tin cùng chuyên mục
  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá