Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Bình luận sách |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết bình luận sách
Cái nhìn đa chiều về sự kiện lịch sử Điện Biên Phủ trên không
Thứ ba, 22/12/2015 11:07

Hà Nội - Điện Biên Phủ trên khônglà một công trình nghiên cứu lịch sử chiến tranh, đối tượng cụ thể chính là chiến thắng Điện Biên Phủ trên không của quân dân Hà Nội và cả nước những ngày cuối tháng 12/1972.

 
Từ cái nhìn của một nhà nghiên cứu sử học, PGS.TS. Phạm Xuân Hằng nhận định đó thực chất là cuộc đối đầu lịch sử giữa chính nghĩ và phi nghĩa của quân và dân Thủ đô đánh trả cuộc oanh kích dã man của đế quốc Mỹ kéo dài 12 ngày đêm liên tục bằng B.52. Đế quốc Mỹ đã thất bại, buộc phải ngồi vào bàn đàm phán và ký kết Hiệp định Pa-ri. Bom đạn không khuất phục được ý chí chiến đấu vì độc lập, thống nhất đất nước, vì khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam.
 
Theo PGS.TS. Phạm Xuân Hằng, sự kiện lịch sử chói lọi hào khí nghìn năm Thăng Long - Hà Nội trong lịch sử đất nước được các tác giả tiếp cận từ 4 vấn đề:
 
- Bối cảnh chung và con đường dẫn đến cuộc đối đầu lịch sử
 
- Quân dân Thủ đô cùng lực lượng phòng không quốc gia chuẩn bị chiến đấu
 
- Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không đánh bại cuộc tập kích bằng không quân chiến lược của Hoa Kỳ (12/1972)
 
- Thắng lợi Điện Biên Phủ trên không - Tầm vóc và ý nghĩa.
 
Nhà nghiên cứu này khẳng định kết cấu trên của tác giả là hợp lý, vì tiếp cận sự kiện từ nguyên nhân dẫn đến cuộc đối đầu lịch sử này, trong đó, một bên là ý chí bảo vệ độc lập, thống nhất, một bên là muốn áp đặt sự kết thúc chiến tranh bằng sức mạnh quân sự đến diễn biến cuộc đối đầu và đánh giá giá trị lịch sử của sự kiện.
 
Về vấn đề sử dụng nguồn tư liệu, PGS.TS. Phạm Xuân Hằng nhận định các tác giả chú trọng tập trung khai thác và phân tích những thông tin trong các tư liệu xuất hiện cùng thời với các sự kiện được đề cập, cũng như phân tích so sánh với những thông tin trong tài liệu hình thành sau khi kết thúc chiến tranh. Phương pháp này theo ông là hợp lý, nhờ đó nội dung công trình được trình bày mang tính thuyết phục cao.
 
Bên cạnh đó, nhà nghiên này cũng đánh giá các nguồn sử liệu được sử dụng rất đa dạng, bên cạnh tài liệu của ta, tác giả còn sử dụng tài liệu của đối phương và cả những học giả phương Tây, học giả Mỹ có cái nhìn khách quan về sự kiện.
 
Nhận xét về nội dung của chương 4, PGS.TS. Phạm Xuân Hằng cho rằng cách khái quát về tầm vóc của chiến thắng còn tản mạn. Ngoài 3 ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” mà công trình đã khái quát, theo nhà nghiên cứu này nên bổ sung thêm ý nghĩa “Là một đòn chiến lược đập tan ý đồ hiếu chiến của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán ký kết việc chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, mở đầu cho chiến lược đánh đánh cho Mỹ cút làm tiền đề đánh cho ngụy nhào, thu giang sơn về một mối”. Thêm vào đó ông cũng cho rằng nên nhìn nhận thắng lợi sự kiện này ngoài tầm vóc quốc gia, còn mang tầm vóc thời đại: Mở đầu sự thất bại của chủ nghĩa đế quốc trên phạm vi thế giới.
 
Ngoài 206 trang chính văn, PGS.TS. Phạm Xuân Hằng cũng đánh giá phần Phụ lục với 100 trang tài liệu là một nội dung giá trị góp phần làm sáng tỏ hơn nhiều vấn đề của sự kiện lịch sử này.
 
Một cách khái quát, PGS.TS. Phạm Xuân Hằng khẳng định công trình nghiên cứu lịch sử “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” của PGS.TS. Trịnh Vương Hồng đã đề cập sự kiện 12 ngày đêm 1972 ở Hà Nội một cách đa chiều, đáp ứng yêu cầu của Dự án đặt ra và đề nghị thông qua công trình.
 
Minh Khang (tổng hợp)

Theo nhận xét của PGS.TS. Phạm Xuân Hằng - Ủy viên Hội đồng
 
Nhà xuất bản Hà Nội
 
Tin cùng chuyên mục
  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá