Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Bình luận sách |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết bình luận sách
“Xây dựng và quản lý thành phố Hà nội qua hệ thống văn bản pháp quy của chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam từ năm 1873-1954” dưới góc nhìn sử và văn hoá
Thứ năm, 03/03/2016 04:01

Với tư cách một người làm sử và gần đây có làm sử và văn hoá Hà Nội, PGS.S. Vũ Văn Quân sau khi đọc bản thảo “Xây dựng và quản lý thành phố Hà nội qua hệ thống văn bản pháp quy của chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam từ năm 1873-1954” đã khẳng định giá trị to lớn của nguồn tài liệu này.

 
Nói về ý nghĩa của đề tài, theo quan điểm của PGS.TS. Vũ Văn Quân thì trong cơ cấu “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”, mảng sách Tư liệu - Tổng hợp có một vị trí hết sức quan trọng. Ở Giai đoạn I của Dự án, nhiều loại hình tài liệu đã được tuyển chọn, dịch và công bố (các tuyển tập Văn bia, Hương ước, Địa bạ, Thần tích, Địa chí, Tuyển tập tư liệu chữ phương Tây). Đối với nguồn tư liệu được viết bằng chữ phương Tây đã có hai bộ thư mục, một giới thiệu về các nguồn tư liệu của hai công ty Đông Ấn của Anh và của Hà Lan, một giới thiệu về nguồn tư liệu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I (cũng bao gồm cả các tư liệu viết bằng chữ Hán Nôm và chữ Quốc ngữ, nhưng chủ yếu là bằng chữ tiếng Pháp) - cuốn “Hà Nội qua tài liệu và tư liệu lưu trữ 1873 - 1954” do TS. Đào Thị Diến tổ chức bản thảo (2 tập). Lần này, đề tài “Hệ thống văn bản pháp quy về xây dựng và quản lý thành phố Hà Nội từ năm 1885 đến năm 1954” là sự tiếp nối cần thiết và thực sự có ý nghĩa, cả về phương diện học thuật lẫn phương diện thực tiễn.
 
Về cấu trúc, PGS.TS. Vũ Văn Quân cho là hợp lý (Lời nhà xuất bản, Lời giới thiệu, Lời nói đầu), rồi đến một bài nghiên cứu giới thiệu các nội dung cơ bản, rồi đến hệ thống văn bản pháp quy phân chia theo từng lĩnh vực, với hàng trăm văn bản gốc, được dịch, có chú thích nguồn và những chỉ dẫn cần thiết. Về góc độ chuyên môn, PGS.TS. Vũ Văn Quân không có ý kiến góp ý, chỉ nêu ra vấn đề bản thảo còn trống đôi chỗ, mục lục không có nên trong quá trình đọc khó theo dõi nội dung.
 
Dưới góc nhìn sử học và văn hoá, PGS.TS. Vũ Văn Quân không đi sâu vào đánh giá, góp ý chuyên môn mà chỉ đánh giá một cách toàn diện về ý nghĩa thực tiễn đề tài khi thành sách. Bản thảo được hoàn thiện khi ra sách sẽ tiếp tục là một điểm nhấn ấn tượng nữa của “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”, tiếp tục là cuốn sách “cẩm nang” cho các nhà nghiên cứu Hà Nội cận đại, là cuốn sách tra cứu cần thiết cho các nhà quy hoạch phát triển và quản lý Hà Nội hiện đại.
 
Linh Chi (tổng hợp)
(theo ý kiến nhận xét của PGS.TS. Vũ Văn Quân)
 
Nhà xuất bản Hà Nội
 
  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá