Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Bình luận sách |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết bình luận sách
Giữ gìn, bảo tồn phát huy giá trị ngàn năm văn hiến Thăng Long - Hà Nội
Thứ sáu, 18/03/2016 09:47

Văn sách thi Đình Thăng Long - Hà Nội được xem là những áng văn đỉnh cao của văn chương khoa cử Việt Nam. Tìm hiểu, nghiên cứu, dịch thuật những áng văn này luôn là đề tài hấp dẫn cho những nhà nghiên cứu Hán Nôm. Nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, một trong những đầu sách được độc giả, giới nghiên cứu đánh giá cao đó là Văn sách thi Đình Thăng Long – Hà Nội (tập 1, 2) thuộc Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến. Văn sách thi Đình Thăng Long - Hà Nội (tập 3) là nối tiếp tập 1 và tập 2, tuyển dịch, giới thiệu và chú giải những thành tựu cao nhất trong các kỳ thi Đình thời phong kiến.

 
Trong khuôn khổ của tập 1 và 2, các tác giả đã tuyển dịch, giới thiệu 24 tác giả người Thăng Long - Hà Nội, tập 3 tuyển dịch, giới thiệu 12 tác giả dự thi ở Thăng Long - Hà Nội qua các thời Lê Sơ, Mạc, Lê Trung hưng. Qua các phần, tác giả đã giới thiệu một cách khái quát về lịch sử khoa cử Việt Nam thời trung đại từ thời Lý cho đến khoa thi cuối cùng năm 1919 trong đó nói rõ về các khoa thi đại khoa, thi Tiến sĩ qua nguồn tư liệu Hán Nôm và các công trình nghiên cứu về văn chương khoa cử đã công bố trước đây. Nội dung của văn sách thi Đình đề cập đến những vấn đề căn bản của "trị đạo”  hay "đạo trị quốc" là những vấn đề liên quan đến đường lối chỉ đạo lớn  của chính trị quốc gia.
 
Theo PGS.TS. Nguyễn Chí Mỳ cũng như các nhà nghiên cứu khác cho rằng đây là công việc cần thiết và có ý nghĩa. Từ 3 tập sách sẽ thể hiện được tương đối toàn diện, đa chiều của văn sách thi Đình từ người Thăng Long – Hà Nội đến người dự thi tại đất Kinh đô này.
 
Sự thành công của tác phẩm không chỉ thể hiện ở năng lực, trình độ của các tác giả PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh, Ths. Đinh Thanh Hiếu là những chuyên gia hàng đầu Hán Nôm, mà còn cả tâm huyết của các nhà nghiên cứu khoa học. Hơn thế, nguồn tư liệu được các tác giả căn cứ là nguồn tư liệu gốc được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, kết hợp với nguồn tư liệu hiện còn ở các dòng họ, gia đình, di tích… Từ sự thành công của hai tập đã xuất bản, các tác giả đã có kinh nghiệm xử lý tư liệu, do vậy cũng có thể yên tâm bảo đảm độ tin cậy về mặt khoa học (kể cả đối chiếu so sánh các dị bản có thể xảy ra).
 
Theo PGS.TS. Nguyễn Chí Mỳ cùng với năng lực, trình độ, nhiệt huyết là các phương pháp nghiên cứu được vận dụng để tuyển dịch, giới thiệu chú giải là khoa học, phù hợp với mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ mà đề tài cuốn sách đặt ra.
 
Cũng theo PGS.TS. Nguyễn Chí Mỳ nội dung của sách được thực hiện cơ bản đáp ứng được yêu cầu theo đề cương và Hợp đồng được phê duyệt. Tuy nhiên cũng có một số vấn đề PGS.TS. Nguyễn Chí Mỳ muốn trao đổi thêm với các tác giả.
 
Trước hết là về Tổng quan của tập sách: Tập 1 của sách đã có Tổng quan chung cho cả bộ sách. Tập 3 tiếp nối tập 1 và tập 2, song có khác với 2 tập trước không phải tác giả là người Thăng Long - Hà Nội mà là các tác giả ở địa phương khác tới hội tụ thi Đình tại Thăng Long - Hà Nội, do đó cần phải có phần Tổng quan cho tập 3 là hợp lý.
 
Gần 6 trang đầu của Tổng quan (trang 2 đến trang 7) đã phản ánh được cơ bản những nét riêng của Tập 3. Song, từ nửa cuối trang 7 đến trang 67 in lại ở Tổng quan của Tập 1 (có chỉnh sửa một vài dòng ở các trang 8, 9, 10, 66, bỏ bớt vài dòng ở trang 67 là không đáng kể). Do vậy, trong Tổng quan có nhất thiết in lại khoảng 60 trang đã in ở Tập 1 không?
 
Theo PGS.TS. Nguyễn Chí Mỳ các tác giả nên tu chỉnh lại gần 6 trang đầu và có thể bổ sung thêm một vài trang liên quan đến tập 3 là đủ.
 
Trong đề cương có dự kiến 13 tác giả đỗ cao trong các cuộc thi Đình tại Thăng Long - Hà Nội là có cơ sở khoa học, song trong sách lần này chỉ có 12 tác giả (không có Nguyễn Văn Giai). Mặt khác, trong đề cương có đề cập ưu tiên cho thời Lê Sơ và thời Mạc. Thời Lê Sơ có đến 8 bài, Lê Trịnh 2 bài, còn thời Mạc chỉ 1 bài thì có lẽ chưa phải là ưu tiên. Các tác giả có thể tính thêm ở thời Mạc được không?
 
Chủ đề của sách có giá trị khoa học về nhiều mặt, không chỉ liên quan đến giữ gìn, bảo tồn phát huy giá trị ngàn năm văn hiến Thăng Long - Hà Nội, mà còn có ý nghĩa cho việc nghiên cứu lịch sử, chính trị, văn hóa… Từ những áng văn đỉnh cao của khoa cử thời phong kiến có thể thấy được cả bề dày lịch sử, văn hóa, tư tưởng ở mỗi triều đại, ở phong cách của người dự thi. Sự ra đời của cuốn sách Văn sách thi Đình Thăng Long – Hà Nội tập 3 sẽ là sự tiếp nối có tính toàn diện, hoàn thiện thể chế thi cử, tuyển dụng nhân tài thời phong kiến.
 
Ngọc Khánh (tổng hợp)
(Tổng hợp từ ý kiến nhận xét của PGS.TS. Nguyễn Chí Mỳ)
 
Nhà xuất bản Hà Nội
 
  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá