Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Bình luận sách |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết bình luận sách
Phác hoạ bức tranh xã hội qua Văn sách thi Đình
Thứ sáu, 18/03/2016 10:07

Trước sự đón nhận nồng nhiệt cùng với những đánh giá cao của các nhà khoa học, đông đảo độc giả và các nhà nghiên cứu với tác phẩm “Văn sách thi Đình Thăng Long – Hà Nội” tập 1 và 2 do PGS. TS. Nguyễn Văn Thịnh chủ biên, dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II cho ra mắt bạn đọc tập 3. Chính sức hấp dẫn của đề tài cũng như tin tưởng vào đội ngũ thực hiện là những chuyên gia hàng đầu chuyên ngành Hán – Nôm vậy nên ở tập 3 này ngay từ xây dựng đề cương, tiêu chí biên soạn… đã thu hút các nhà khoa học quan tâm, luận bàn tham gia góp ý trong đó có ý kiến nhận xét của PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh.

 
Theo ý tưởng của nhóm biên soạn, ở hai tập trước với 24 bài vãn sách Ðình đối của 24 tác giả đều là người Hà Nội thì ở tập 3 này có tính độc lập, sẽ tập trung giới thiệu vãn sách Ðình đối của những cuộc thi Ðình được tổ chức tại kinh đô Thăng Long. Tác giả của bài vãn là những người tham dự kỳ thi Ðình tại Thăng Long – Hà Nội. Với đối tượng nghiên cứu có bình diện rộng mở sẽ làm sáng rõ hơn về kinh thành Thãng Long cũng như sức thu hút của chốn kinh kỳ. Theo nhóm biên soạn, Văn sách thi Đình tập 3 "là tập tương đối độc lập" với hai tập đã được xuất bản. Ở góc độ cá nhân nhìn nhận, PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh cho rằng quan niệm như thế cũng hợp lý, nhưng theo Phó giáo sư Băng Thanh, coi là "phần nối tiếp" cũng được. Vì mục đích và đối tượng phục vụ đã được xác định, không có điều gì cần bàn thêm. Từ cách nhìn của mình, Phó giáo sư Băng Thanh cho rằng nếu có điều gì muốn nói thêm thì chính là những người đọc còn muốn được tiếp cận sự kiện văn hóa này một cách toàn diện. Chẳng hạn không chỉ là 1 hoặc nhiều bài văn sách mà những sự kiện văn hóa chính trị liên quan đến mỗi khoa thi, thể lệ có gì khác, tại sao lại khác, các quan Giám khảo, Chủ khảo… Những điều ấy cho phép hiểu được các vấn đề lớn của các triều đại, mục đích của nhà vua hoặc chúa khi ra đề, cũng như đề thi Tốt nghiệp phổ thông và Đại học của chúng ta vậy. Mặt khác cũng có thể xét đoán thêm về chất lượng các khoa…
 
Theo quan điểm nhìn nhận của PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh thì thực chất tuyển tập văn sách cũng không giống như những tuyển tập văn thơ khác, nó như một thể loại đặc biệt của văn luận đàm thời chính. Như mục 1 của phần A, Nhóm biên soạn đã nêu, là "những áng văn nghị luận tiêu biểu có giá trị về văn học, sử học, chính trị…". Nếu triệt để áp dụng tiêu chí này, PGS. TS. Trần Thị Băng Thanh e là chỉ chọn bài của các vị tam khôi có thể vẫn còn sót những áng văn hay, thực sự có giá trị cả về 3 tiêu chí; đặc biệt là sự chênh lệch giữa 3 vị trong cùng 1 khoa. Tuy nhiên vấn đề này có thể tin tưởng ở Nhóm biên soạn. PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh thấy tiêu chí "tam khôi" có thể bỏ sót nhiều tác phẩm giá trị. Bởi lẽ trong khoa cử Việt Nam, có nhiều khoa không lấy tam khôi, mà những khoa đó lại tập trung vào thời kỳ đất nước có nhiều vấn đề, hơn nữa văn hóa cũng phát triển, lịch sử và văn học đều phải công nhận, như thời nhà Mạc và thế kỷ XVIII. Suốt gần 300 năm từ 1496 đến 1787, Tuyển tập chỉ chọn có 4 người! Trong đó có những nhân vật rất lừng lẫy như Lương Đắc Bằng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phạm Công Trứ, Phạm Khiêm Ích… đều không được chọn mà không rõ lý do. Ngoài ra, nhiều khoa không lấy tam khôi, nhưng trong đó có những người vô cùng sắc sảo trên đường chính trị sau này như gia đình họ Ngô, họ Phan, họ Nguyễn… lẽ nào trong đó không tìm được những bài hay, hoặc nêu được những vấn đề sắc sảo về thời chính? Bên cạnh đưa ra những thắc mắc với nhóm biên soạn, PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh cũng tự lý giải ở đây còn có điều kiện của văn bản, còn những tác giả người Thăng Long đã tuyển ở những tập trước... Để thông tỏ được vấn đề này Phó giáo sư Băng Thanh cho rằng không chỉ bản thân mà các độc giả chắc chắn sẽ cần một sự giải thích, giới thuyết từ phía nhóm biên soạn. Bởi thực tế nhìn vào nội dung tác phẩm tuyển của Tập 3 thấy như đây là Tuyển tập văn sách thời Hồng Đức có phụ lục, mà chưa thấy phản ánh ý trong mục 2.2 ở tr.1 Đề cương "từ triều Trần qua Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng".
 
Sau những phân tích, đánh giá PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh có một số góp ý. Phần mở đầu: Ngoài dự định của Nhóm biên soạn, xin lưu ý thêm ý kiến đã nêu ở trên. Trước nhất là cụ thể hóa về tiêu chí tuyển chọn. Mô tả tổng quát tư liệu và nêu rõ Nhóm biên soạn chọn dùng những văn bản nào, lý do. Nếu có thể các tác giả có nhận xét khái quát "hành trình" của thể loại văn đình đối này.
 
Tiếp sau phần mở đầu, ở phần tuyển chọn: Trong phần viết tiểu sử nên cho biết rõ hơn vấn đề thời sự của đề ra, người đối, quan hệ hay hậu quả của quan điểm giữa vua và sĩ tử, chẳng hạn trường hợp Lương Thế Vinh, ông rất liên quan đến vấn đề cuộc đấu tranh hai giáo Nho và Phật, tầm nhìn, con người Lê Thánh Tông… Bổ sung những tác phẩm sau thời Hồng Đức, Không nên bỏ trống quá nhiều. Hơn hết, nhóm biên soạn cần bảo đảm sự cân đối trong kết cấu của tập sách.
 
Qua Văn sách thi Đình Thăng Long – Hà Nội tập 1 và 2 đã ra mắt, độc giả phần nào được biết đến một Việt Nam có lịch sử khoa cử của hơn 840 năm tính từ khoa thi đầu tiên năm 1075 thời Lý cho đến khoa thi cuối cùng năm 1919 thời Nguyễn. Gần một thiên kỷ, đã có trên 3.000 nhà khoa bảng được vinh danh từ các kỳ thi khác nhau. Tiếp nối sự thành công của 2 tập sách trước, Văn sách thi Đình Thăng Long – Hà Nội tập 3 tiếp tục được PGS.TS. Nguyễn Văn Thịnh chủ biên, một lần nữa khẳng định qua nhiều kỳ thi đại khoa bậc cao nhất đã có biết bao nhiêu bài văn nghị luận tiêu biểu về các lĩnh vực chính trị xã hội, văn hóa, giáo dục… được đời sau khâm phục và sử dụng làm nguồn tư liệu quý cho công việc học tập, nghiên cứu và tu dưỡng bản thân.
 
 
Ly Đàm (tổng hợp)
(Tổng hợp theo ý kiến nhận xét của PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh)
 
Nhà xuất bản Hà Nội
 
  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá