Sự chuyển biến mạnh mẽ của báo chí Hà Nội giai đoạn 1930 - 1945
Báo chí Hà Nội giai đoạn này ngày càng trở lên đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung. Bên cạnh báo chí cải lương, ôn hòa xuất hiện công khai, hợp pháp vốn chiếm ưu thế trước năm 1930, thì sau năm 1930 báo chí cách mạng, chủ yếu là xuất bản và lưu hành bí mật, bất hợp pháp cũng phát triển càng mạnh trên địa bàn Hà Nội. Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ở Hà Nội xuất hiện một số tờ báo của Đảng như Cờ đỏ, Búa liềm, Tiến lên, Vô sản và Bôn sê vích…Báo chí của Đảng tố cáo những tội ác của thực dân Pháp, tuyên truyền những tư tưởng cách mạng và kêu gọi quần chúng đứng lên đấu tranh. Tuy nhiên, những tờ báo Đảng ở Hà Nội bị đàn áp dữ dội trong thời kỳ 1931 – 1935. Tuy bị đàn áp nhưng báo chí cách vẫn tiếp tục được phát triển bằng chưng tiếp tục xuất hiện một loạt các tờ báo như: Đời mới, Kiến văn, Tiếng vang, Hồn trẻ và Tân xã hội. Sự xuất hiện của báo chí cách mạng ở Hà Nội tiếp tục là nguồn cổ vũ động viên lớn cho cách mạng Việt Nam đặc biệt là Hà Nội. Chính vì vậy ở Hà Nội đã xuất hiện và lưu hành công khai nhiều tờ báo chữ Pháp và chữ quốc ngữ như: Le travail (Lao động), En avant (Tiến lên) Rassemblement (Tập hợp) Notre voix (Tiếng nói của chúng tôi), Hà thành thời thế, Bạn dân, Đời này và tin tức… Trong thời kỳ giải phóng dân tộc ở Hà Nội có tờ Cờ giải phóng, Giải phóng, Hồn nước, Tiền phong, Kèn gọi lính nhằm tiếp tục kêu gọi nhần dân đánh Pháp, đuổi Nhật và lật đổ chế độ phong kiến.
Ngoài dòng báo cách mạng, ở Hà Nội còn nhiều tờ báo đại diện cho các khuynh hướng chính trị khác nhau như tờ Dân báo của Việt Nam quốc dân đảng. Tờ Tương lai với xu hướng tiến bộ, tờ Ngày nay với xu hướng cải lương, tờ L’Effort (Nỗ lực) chủ trương chính trị và chống độc lập dân tộc, tờ Patrie annamite (Tổ quốc An Nam) và Việt cường với xu hướng bảo hoàng. Nhóm Troskyist có tờ Văn mới. Tờ Đông Pháp và tờ Trung Bắc tân văn than Pháp và chống lại quan điểm chính trị Macsxit. Khi phát xít Nhật vào Việt Nam, ở Hà Nội xuất hiện một số tờ báo than Nhật, tiêu biểu là Tin văn, Thông tin…Ngoài ra còn một số tờ báo không thể hiện rõ tư tưởng chính trị như Hà Nội báo, Nước Nam, Bắc kỳ dân báo… Tờ Thanh nghị có xu hướng yêu nước và hiện đại hóa xã hội. Tờ Tri ân có xu hướng hiếu cổ. Đây là hai tờ báo lớn ở Hà Nội nhằm tập hợp đông đảo trí thức, ban đầu họ không thể hiện rõ quan điểm chính trị chỉ thể hiện sau khi quân Nhật đảo chính Pháp váo tháng 3 năm 1945.
Ngoài ra ở Hà Nội còn một số tờ báo lá cải như Con ong, Vịt đực tờ Vịt có số lượng in khá lớn tong thời kỳ này. Tờ báo này cũng được coi là phiên bản của tờ Carnard enchaine (Con vịt bị trói). Năm 1932 tờ Phong hóa ra đời ở Hà Nội. Đây là tờ báo đại diện cho một nhóm trí thức, văn nghệ sĩ tầng lớp trí thức Tây học theo tư thưởng dân chủ tiến bộ. Tờ báo này có nhiều bài đả kích xã hội, thậm chí đả kích một số nhân vật có thế lực chính trị trong bộ máy Nam triều. Bên cạnh Phong hóa tờ Ngày nay vẫn duy trì đáng kể được tiếng nói phản biện trong xã hội bằng tiếng cười châm biếm, mỉa mai, bằng những bài xã luận. Để từ đó thấy được xu hướng chính trị của hai tờ báo này đã thể hiện sân chơi nghệ thuật cho các văn nghệ sĩ, chủ yếu là ở Hà Nội, thể hiện năng lực sáng tạo dồi dào của mình. Nhờ hai tờ báo này mà thơ mới đã toàn thắng thơ cũ, thể loại tiểu thuyết gây được tiếng vang lớn và có được chỗ đứng vững chắc trong lòng người đọc. Trong phong trào Âu hóa, ở Hà Nội xuất hiện tờ Loa, Cậu ấm cô chiêu cũng phát triển mạnh. Các tờ báo này đề cao chủ nghĩa tự do luyến ái, khởi đông tình dục và nhu cầu ăn chơi giải trí của con em nhà giàu ở Hà Nội.
Qua đây chúng ta có thể thấy các tờ báo trong thời kỳ này rất phát triển và theo nhiều tư tưởng khác nhau. Để từ đó thấy được vai trò của báo chí ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội ở thời kỳ này. Chính vì vậy sự phát triển báo chí và tư tưởng báo chí trong thời kỳ này là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi tờ báo khi ra đời.
Đặng Tình