Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Bình luận sách |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết bình luận sách
Lịch sử cận đại (1883 – 1945) - Một cách nhìn tổng quan
Thứ tư, 13/11/2019 10:52

 Trong hành trình lịch sử lâu dài cùng dân tộc và đất nước, Hà Nội thời cận đại có những nét đặc sắc riêng. Thời kỳ này, Hà Nội đã không còn là đế đô của nước Việt Nam quân chủ, từ sau khi triều Nguyễn định đô ở Phú Xuân (Huế,  1802) thì đô thành Thăng Long đã bị đổi thành Bắc Thành, rồi sau đó, trở thành tỉnh thành của tỉnh Hà Nội (1831). Tuy vậy Hà Nội vẫn là thành trì, địa phương trọng yếu của xứ Bắc Kỳ. Tình hình hình Hà Nội thời kỳ cận đại được GS.TS Phạm Hồng Tung và PGS.TS Trần Viết Nghĩa thể hiện đầy đủ trong cuốn sách Lịch sử Hà Nội cận đại 1883 – 1945 cuốn sách nằm trong khuôn khổ Dự án Tủ sách Thăng Long nghìn năm văn hiến giai đoạn II, do Nhà xuất bản làm chủ đầu tự.

 Với một nguồn tư liệu phong phú, các tác giả đã làm rõ bối cảnh lịch sử Việt Nam và khu vực cuối thế kỷ XIX trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa tư bản thực dân phương Tây và cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ nhất (1873) và lần thứ 2 (1882) của nhân dân Hà Nội; quá trình thiết lập bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Hà Nội. Qua đó thấy được sự chuyển biến về kinh tế, văn hóa - xã hội và diện mạo đô thị Hà Nội qua 2 giai đoạn (1897 - 1930) và (1930 - 1945). Các phong trào yêu nước được trình bày rõ nét theo tiến trình lịch sử giúp người đọc dễ theo dõi và có cái nhìn tổng quát về phong trào yêu nước ở Hà Nội những thập kỷ đầu thế kỷ XX và từ khi Đảng ra đời đến năm 1945. Phong trào yêu nước ở Hà Nội được tái hiện sinh động qua các giai đoạn. Đó là: Phong trào yêu nước của các nhà nho cấp tiến (1905 - 1913); phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản (1919 - 1930); phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản trước khi Đảng ra đời (1926 - 1930) và phong trào yêu nước nước theo khuynh hướng vô sản những năm (1930 - 1945).

 Bản thảo đã nêu được những nội dung chủ yếu của lịch sử Hà Đông, Sơn Tây thời Pháp thuộc. Để biệt đã thể hiện rõ sự chuyển biến về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…

Cuốn sách là tổng hợp toàn bộ những sự kiện lịch sử cả về văn hóa, chính trị xã hội trong đó đặc biệt là quá trình xâm lược Việt Nam của thức dân Pháp cũng như các phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới thời kỳ này. Ngoài ra cuốn sách còn cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích về sự chuyển biến văn hóa, xã hội, kinh tế ở Việt Nam thời Pháp thuộc. Công trình đáp ứng các yêu cầu tiêu chí của tên sách cũng như Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II.

Cuốn sách có cấu trúc hợp lý bao gồm: Lời nhà xuất bản, bốn chương nội dung, kết luận và tài liệu tham khảo. Có thể nói kết cấu hợp lý  hình ảnh minh họa  theo nội dung tạo cho cuốn sách phong phú hơn có giá trị minh họa, bổ sung những thông tin hữu ích, có tác dụng trợ giúp cho bạn đọc và các nhà nghiên cứu.

Về không gian đề tài: Đã chú ý đến phần “Hà Nội mới” (Hà Đông và Sơn Tây) trên các mặt, nhưng vẫn trung thành với Hà Nội thời cận đại là Hà Nội cũ. Đây là vấn đề rất khó xử lý và khó đề cập toàn diện. Nhưng tác giả vẫn cố gắng lồng ghép các chi tiết một cách hài hòa giữ Hà Nội cũ và mở rộng. Tuy là nói về về lịch sử nhưng cách viết của các tác giả lại đậm chất văn hóa nên các sự kiện lịch sử mà tác giả truyền tải đến bạn đọc kho bị khô cứng và nhàm chán khi tiếp cận nó. Phải khẳng định đây là một hướng đi hoàn toàn mới so với những nhà nghiên cứu trước kia khi viết về đề tài này.

Chủ biên đã thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc, cẩn trọng để đảm bảo độ chính xác của các tư liệu, đồng thời có sự khảo cứu, chú giải ở nhiều trang những thông tin bổ ích, trợ giúp nhiều nhất cho bạn đọc trong quá trình khai thác cuốn tư liệu.

Văn phong dịch trôi chảy, dễ hiểu, có chú thích, chú giải rõ ràng, vừa có tính khoa học vừa đáp ứng yêu cầu phục vụ bạn đọc rộng rãi. Những tên đất, tên người được chú thích tỷ mỷ giúp bạn đọc dễ hình dung. Cuốn sách sẽ cung cấp đắc lực cho khán giả và các nhà nghiên cứu một nguồn từ liệu quan trọng và bổ ích.

Qua đây chúng ta có thể thấy Hà Nội tuy là thành phố nhượng địa, thủ phủ của đế chế thực dân của người Pháp. Nhưng chủ nhân đích thực của Hà Nội trong bất kỳ điều kiện lịch sử nào cũng đứng lên đấu tranh anh dũng được thể hiện qua nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân những bá quan văn võ Hà Nội như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu và đặc biệt là thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Chủ nhân của Hà Nội vẫn là nhân dân Hà Nội.

Đặng Tình

  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá