Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Bình luận sách |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết bình luận sách
Kinh tế đối ngoại Thăng Long - Hà Nội - lát cắt kinh tế đối ngoại Thủ đô thời kỳ đổi mới
Thứ tư, 20/11/2019 02:50

Kinh tế đối ngoại Thăng Long - Hà Nội là công trình nghiên cứu lịch sử kinh tế, gắn với sự kiện 1000 năm Thăng Long, do đó, có giá trị văn hóa - phát triển to lớn. Nó có giá trị làm sáng tỏ một lát cắt quan trọng trong sự phát triển của Hà Nội - lát cắt “kinh tế đối ngoại”. Qua lát cắt này, có thể nhận diện được quá trình phát triển tổng thể của Hà Nội từ một góc nhìn đặc thù, do đó, làm “sáng” bức tranh chung với một màu sắc riêng. Từ góc nhìn hiện đại - toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế - lát cắt này càng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc theo nghĩa nó tập trung nhấn mạnh kinh tế đối ngoại của Hà Nội thời kỳ hiện đại, do đó, kết quả nghiên cứu, các nhận định, kết luận rút ra có tác dụng hỗ trợ mạnh mẽ và rất thiết thực quá trình phát triển hiện đại của Hà Nội.

Trong cấu trúc  tổng thể của cuốn sách trọng tâm công trình vẫn là kinh tế đối ngoại của Thủ đô thời hiện đại (thời kỳ đổi mới). Phần I và phần III có vai trò chức năng là bảo đảm sự cân đối nghiên cứu về mặt lịch sử - logic, ở một chừng mực nhất định có thể coi là hợp lý về mặt logic vì trong thực tế lịch sử, kinh tế đối ngoại theo nghĩa trao đổi kinh tế quốc tế của Hà Nội cũng mới chỉ nổi rõ khoảng 100 năm gần đây. Nó trở thành quan hệ kinh tế quốc tế đúng nghĩa - bao gồm cả đầu tư, thương mại và giao dịch quốc tế - như một lĩnh vực kinh tế và phát triển quan trọng chỉ trong giai đoạn đổi mới - mở cửa - hội nhập vừa qua.

Trên thực tế kinh tế đối ngoại của Hà Nội phát triển theo đúng nghĩa chỉ từ giai đoạn Pháp thuộc, đặc biệt bùng nổ mạnh mẽ từ khi đổi mới. Trước Pháp thuộc Hà Nội vẫn chỉ là một nền kinh tế tiểu nông - tiểu thương, đóng cửa, tự cấp - tự túc và khép kín là chính và đã bùng lên mạnh mẽ trong mấy chục năm gần đây, sau khi trải qua “thời kỳ quá độ”.  Chính vì vậy, phần II tập trung phân sự phát triển của kinh tế đối ngoại Thủ đô từ khi đổi mới. Đây là phần chính - bàn về kinh tế đối ngoại Hà Nội thời đổi mới, với hai tuyến vấn đề chính. Một là các mảng kinh tế đối ngoại của Hà Nội (đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn ODA, xuất nhập khẩu, v.v…). Hai là phân tích lợi thế so sánh, định vị Hà Nội trong hệ thống kinh tế toàn cầu và trong các quan hệ với các thị trường lớn, việc phát huy những lợi thế đó trong thực tế phát triển và các vấn đề đặt ra. Bằng nguồn tư liệu phong phú và cập nhật, các tác giả đã làm nổi bật những thành tựu, đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), của Đầu tư gián tiếp nước ngoài (ODA), của hoạt động xuất - nhập khẩu, Du lịch quốc tế của Hà Nội và một  số hoạt động kinh tế đối ngoại khác trên địa bàn Hà Nội như đầu tư ra nước ngoài, xuất khẩu lao động…

Có thể nói, Kinh tế đối ngoại Thăng Long - Hà Nội cơ bản đã làm rõ được tiến trình và các kết quả chính của các mảng kinh tế đối ngoại của Hà Nội 30 năm qua. Công trình cung cấp một bức tranh chi tiết trong toàn cảnh, xứng đáng là một tài liệu tra cứu, tham khảo về kinh tế đối ngoại của Thủ đô trong thời kỳ đổi mới.

Hoàng Minh

  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá