Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Bình luận sách |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết bình luận sách
Các phương thức ứng phó tiêu biểu chống giặc ngoại xâm
Thứ năm, 28/11/2019 08:46

Trong quá trình đấu tránh chống giặc ngoại xâm là một quá trình lâu dài trong khi đó nhân dân ta phải có nhiều phương thức ứng phó khác nhau trong khi đó cuốn “Lịch sử cận đại Hà Nội 1883 - 1945” của  tác giả Phạm Hồng Tung và Trần Viết Nghĩa thuộc Dự án Tủ sách ngàn năm văn hiến giai đoạn II, do nhà xuất bản ấn hành đã nói khá rõ về phương thức đấu tranh ứng phó đối diện với cuộc bành trướng, xâm lăng của chủ nghĩa thực dân phương Tây, các quốc gia, dân tộc ở Đông Á và Đông Nam Á đã có những lựa chọn khác nhau, nhưng tựu chung lại có thể thấy ba phương thức ứng phó tiêu biểu nhất sau đây:

Phương thức thứ nhất: chấp nhận dễ dàng ách chiếm đóng của thực dân phương Tây. Đây là phương thức ứng phó đã được thủ lĩnh một số đảo ở các quần đảo thuộc Philippines và Indonesia, Vương quốc Campuchia và một số Sultan ở miền trung bán đảo Mã Lai lựa chọn. Các tiểu quốc mà họ đang cai trị lúc đó thường nằm ở những khu vực tranh chấp giữa các “cường quốc” láng giềng, và việc họ chấp nhận sự “bảo hộ” của các cường quốc thực dân phương Tây được xem như một lối thoát khỏi áp lực khu vực, kết quả là đều đánh mất chủ quyền.       

Phương thức ứng phó thứ hai: kiên quyết chống lại cuộc xâm thực của chủ nghĩa tư bản phương Tây bằng biện pháp kháng chiến. Đây là một phương thức ứng phó được các dân tộc Đông Á và Đông Nam Á lựa chọn nhiều nhất, tiêu biểu là các cuộc kháng chiến của Việt Nam chống thực dân Pháp, Miến Điện chống thực dân Anh và cuộc kháng chiến của nhà Mãn Thanh chống lại cuộc tấn công của chủ nghĩa thực dân phương Tây trong hai cuộc “chiến tranh thuốc phiện” (1839 - 1842 và 1856 - 1860). Tuy mỗi cuộc kháng chiến có diễn biến cụ thể khác nhau nhưng dù kháng chiến quyết liệt, anh dũng đến đâu thì cuối cùng các dân tộc Đông Á và Đông Nam Á đều phải chịu khuất phục trước các đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân phương Tây. Sự thất bại phổ biến của các cuộc kháng chiến chống thực dân phương Tây chứng tỏ rằng: chỉ với phương thức kháng chiến truyền thống các dân tộc Đông Á và Đông Nam Á không thể bảo vệ được chủ quyền đất nước, và do đó, trong bối cảnh của thế kỷ XIX, phương thức kháng chiến theo kiểu truyền thống không phải là một lựa chọn phù hợp để đối phó với chủ nghĩa thực dân dân phương Tây.      

Phương thức thứ ba: tiến hành cải cách, duy tân, hiện đại hoá đất nước theo mô hình phát triển của phương Tây. Đây là một phương thức đặc biệt được lựa chọn không những để ứng phó với nguy cơ xâm thực của chủ nghĩa tư bản phương Tây mà còn nhằm giúp cho các dân tộc ở Đông Á và Đông Nam Á thay đổi mô hình và quỹ đạo phát triển, tự giải thoát mình khỏi sự trì trệ và bế tắc lịch sử. Trong khoảng thời gian từ giữa thế kỷ XIX đến hết thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, xu hướng cải cách đã xuất hiện khá rộng khắp ở một loạt nước ở Đông Á, tiêu biểu nhất là các cuộc vận động cải cách, duy tân ở Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm, Việt Nam, Miến Điện và Philipinnes. Tuy ở từng nước, cuộc vận động cải cách đã diễn ra trong những điều kiện lịch sử khác nhau và có những đặc điểm, diễn biến riêng, nhưng có thể thấy đặc điểm chung của phong trào cải cách này là các lãnh tụ đều là những bậc “tiên tri, tiên giác”, có tầm nhìn vượt thời đại. Họ đã sớm nhận ra những hạn chế cơ bản của nền văn minh phương Đông và những ưu trội của nền văn minh phương Tây mà lúc đó chủ nghĩa tư bản là đại diện. Trên cơ sở đó, họ đã đề xuất những giải pháp cụ thể khách nhau, ngõ hầu tìm ra những con đường dung hợp, thâu hóa thành tựu, tinh hoa của cả hai nền văn minh nhằm đưa dân tộc mình vừa hội nhập với xu thế phát triển tiên tiến của thời đại, vừa giữ vững được chủ quyền quốc gia. Ngày nay nhìn lại, có thể thấy đây là phương thức ứng phó hiệu quả nhất của các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á trước hiểm họa xâm thực của thực dân phương Tây. Đáng tiếc, phương thức này chỉ được hiện thực hóa thành công ở Nhật Bản (với cuộc Minh Trị Duy tân từ năm 1868) và ở Xiêm (Thailand) thông qua cuộc cải cách bền bỉ từ năm 1851 đến 1910 dưới sự lãnh đạo của các nhà vua Mongkut (Rama IV) và Chulalongkorn (Rama V).

Để thấy rõ hơn về ba phương thức này mời độc giả đón đọc cuốn Lịch sử cận đại Hà Nội 1833 - 1945 để hiểu một cách chi tiết hơn một giai đoạn lịch sử khói lửa nhưng với một lòng yêu nước nồng nàn quân và dân có phương thức chiến đấu chiến lược đúng đắn với sự lãnh đạo của các vị tướng tài tâm huyết với cách mạng với dân tộc và cuối cùng chúng ta đã giành được độc lập dân tộc cho nước nhà.

Đặng Tình

  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá