Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Bình luận sách |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết bình luận sách
Nhìn lại thành Đa Bang thất thủ
Thứ ba, 03/12/2019 02:06

Quay vòng lịch sử chúng ta thấy nhân dân ta đã phải trải qua nhiều cuộc đấu tranh. Chính vì vậy nhân dân ta đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh và những bài học đó là kết quả cho những thắng lợi sau này. Tuy nhiên những thất bại chúng ta gặp phải cũng được nêu ra tìm hiểu để rút ra những kinh nghiệm trong những đợt đánh sau trong đó phải kể đến là trận thành Đa Bang thất thủ được PGS. TS Phan Phương Thảo nêu khá chi tiết và cụ thể trong cuốn “Biên niên lịch sử Thăng Long - Hà Nội” thuộc Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II, do nhà xuất bản Hà Nội ấn hành mời độc giả tìm đọc để có cái nhìn bao quát nhất về thành Đa Bang thất thủ.

Khi Hồ Quý Ly lập triều Hồ thay thế Trần, nhà Minh gấp rút chuẩn bị chiến tranh xâm lực nước ta. Nhận biết rõ âm mưu xâm lược của nhà Minh, triều Hồ đã sớm chủ động chuẩn bị cho cuộc kháng chiến, tăng cường quân đội, củng cố hệ thống phòng tuyến, thành lũy.

Phòng tuyến chủ yếu của quân đội nhà Hồ chạy dài từ vùng cân núi Tản Viên (Ba Vì, Hà Nội), rồi theo sông Hải Triều, sông Hy (sông Luộc) tiếp đến sông La Lao (sông Thái Bình) lên đến Bình Than (Chí Linh, Hải Dương). Cả hệ thống phòng tuyến này dài hơn 700 dặm (khoảng 400km) nhằm ngăn chặn quân địch từ hai hướng Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc) kéo sang, trực tiếp bảo vệ cho Đông Đô. Trên phòng tuyến đó, các dòng sông được sử dụng như những thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội), gần chỗ hợp lưu của sông Nhị (sông Hồng) và sông Đà, làm cứ điểm phòng ngự chủ yếu.

Trong sách Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn cho biết người trực tiếp xây dựng thành Đa Bang là Bồ Đông, một viên tướng người Chăm pa. Năm Ất Dậu (1405), Hoàng Hối Khang được lệnh điều động dân phu, gấp rút dựng thành Đa Bang. Thành được đắp bằng đất khá cao, phía ngoài có hai lần hào, trong hào cắm chông tre dày đặc, phía ngoài hào có nhiều đầm hồ dùng để bẫy người và ngựa. Sách Đại Nam nhất thống chí cho biết thành Đa Bang “ở địa phận hai xã Vân Hồ và Cổ Pháp thuộc huyện Tiên Phong, tục gọi là thành Gừng”.

Năm Bính Tuất (1406), đạo quân Trương Phụ từ Bằng Tường tiến đánh ải Pha Lũy (giáp Lạng Sơn), mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt. Sau đó, hai cánh quân của Trương Phụ và Mộc Thạnh đã hội binh bên bờ bắc sông Nhị, ddaonj từ Bạch Hạc (Phú Thọ) đến Gia Lâm (Hà Nội). Quân đội nhà Hồ lui về bờ nam sông Hồng, tập trung lực lượng bảo vệ phòng tuyến chủ yếu Đa Bang - Đông Đô. Chủ trương của triều Hồ là dựa vào phòng tuyến này chặn đứng bước tiến của quân Minh và chờ khi chúng gặp khó khăn sẽ tổ chức phản công.

Quân Minh quyết định chọn Đa Bang là mục tiêu tấn công đầu tiên. Trương Phụ coi trận đánh chiếm thành Đa Bang có ý nghĩa quyết định nên đã tập trung binh lực tinh nhuệ nhất vào hướng tiến công chủ yếu này. Ngày 11 tháng Chạp năm Bính Tuất 1406 (19-01-1407), quân Minh vượt sông, tập trung ở bãi cát dưới chân thành Đa Bang. Đêm hôm ấy và rạng sáng hôm sau, quân Minh bắt đầu tấn công thành từ hai phía: Trương Phụ chỉ huy mũi tấn công ở hướng tây nam, Mộc Thạnh chỉ huy mũi tấn công trên hướng đông nam. Đó Là những hướng đồi Gừng thoai thoải, quân Minh đã tránh đánh vào mặt dốc đứng ở phía bắc. Quân nhà Hồ chống trả quyết liệt, giết chết rất nhiều quân giặc “xác (giặc) chết chất cao ngang với thành”. Nhưng quân giặc quá đông, ồ ạt tấn công vào trong thành. Chỉ sau một ngày kịch chiến, thành Đa Bang thất thủ. Phòng tuyến chủ yếu của quân đội nhà Hồ bị chọc thủng ở một cứ điểm phòng ngự then chốt nên đã làm thay đổi toàn bộ cục diện cuộc kháng chiến.

Qua sự thất thủ của thành Đa Bang Hồ Qúy Ly thua trận có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Chủ quan là để mất lòng dân, không có được sức dân để cùng binh lính đấu tranh bảo vệ Thành bên cạnh đó còn một số khách quan như:

Về phía Trung quốc: Chu Nguyên Chương để lại một quốc gia Trung Quốc thống nhất với binh lực hùng hậu dày dạn chinh chiến. Tiếp đó Chu Đệ hoàn thành cuộc soán ngôi của cháu đang hừng hực khí thế và có trong tay một đội quân đông đảo với nhiều tướng lĩnh có tài.

Về phía ta: đất nước kiệt quệ vì chiến tranh liên miên, hao phí sức dân vào việc xây thành đắp luỹ, nguyên khí quốc gia suy kiệt. Cách đánh thì không phù hợp khi sở trường của quân ta là cơ động đột kích, quấy nhiễu tiêu hao thì Hồ Quý Ly dồn phần lớn quân đội vào trong các thành trì làm mất đi sức mạnh cơ động, tạo tâm lý ỷ lại vào thành luỹ. Kể từ sau cái chết của Trần Duệ Tông đi đánh Chiêm thành thì thế nước suy hẳn. Quân Chiêm ra cướp phá Thăng Long như chốn không người lúc cuối Trần. Cộng thêm các vụ chém giết đàn áp quý tộc Trần của Hồ Quý Ly làm thế nước đã suy lại càng suy.

                                                                                                                   Lê Ngân

  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá