Lần đầu tiên Luật Hôn nhân và Gia đình được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông qua ngày 19-12-1959 có 6 chương và 35 điều. Lần thứ hai Quốc hội khoá VII nước cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 21-12-1986 có 10 chương với 57 điều. Quốc hội khoá X nước cộng hoà XHCN Việt Nam căn cứ vào tình hình thực tiễn đã sửa chữa, bổ sung một số điều trong văn bản luật 1986 dựa trên các nguyên tắc: Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ một vợ một chồng; Vợ chồng bình đẳng; Bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và con cái; Bảo vệ bà mẹ và trẻ em; Vấn đề ly hôn... cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, văn hoá trong giai đoạn mới. Luật Hôn nhân và Gia đình thông qua ngày 9-6-2000 có 13 chương và 110 điều và luật đang sửa đổi hiện nay, năm 2014. Đây không chỉ là cơ sở pháp lý mà còn là cơ sở lý luận để xây dựng gia đình Việt Nam đến năm 2020.
Việc sửa đổi liên tiếp luật trong thời gian gần đây nói lên sự thay đổi nhanh chóng của gia đình và nhu cầu khắc phục sự không phù hợp của luật pháp trước những thay đổi đó. Gần đây nhất là luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã bộc lộ những hạn chế và bất cập như độ tuổi kết hôn của nam và nữ; nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, chung sống của những người cùng giới tính, vấn đề mang thai hộ, giá trị của lao động sản xuất và lao động tái sản xuất trong gia đình…Có 14 điểm mới cơ bản của Dự thảo Luật so với Luật HNGĐ năm 2000 như: Bảo vệ, hỗ trợ những nhóm người yếu thế trong hôn nhân gia đình; Bổ sung nhiều hành vi bị cấm trong hôn nhân gia đình như bạo lực gia đình, ly thân giả tạo, cản trở kết hôn, cản trở ly hôn, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, lựa chọn giới tính, sinh sản vô tính; Áp dụng các tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, không vi phạm các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân gia đình Việt Nam; Nam nữ từ đủ 18 tuổi trở lên thì được kết hôn; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em, công việc nội trợ và các công việc khác có liên quan đến duy trì đời sống chung được xem như lao động có thu nhập; bổ sung quy định giải quyết việc ly thân theo yêu cầu của vợ chồng. Dự thảo Luật cũng quy định cụ thể và chặt chẽ về các điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; quyền và nghĩa vụ của con dâu, con rể, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng, quyền và nghĩa vụ của cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; đồng thời Dự thảo Luật bổ sung các quy định về xác định cha, mẹ, con, cấp dưỡng, giải quyết quan hệ nam nữ chung sống như vợ chồng, việc chung sống giữa những người đồng giới và nhu cầu kết hôn của họ, hôn nhân và ly hôn có yếu tố nước ngoài…
Như vậy, hôn nhân và gia đình không chỉ là vấn đề riêng của các gia đình mà là vấn đề lớn có liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hôn nhân và gia đình có ổn định thì xã hội mới ổn định để phát triển chính vì vậy cặp vợ chồng phải luôn nếu cao trách nhiệm của mình đối với gia đình không chỉ vì cái tôi cá nhân mà làm ảnh hưởng đến hạnh phúc hôn nhân và gia đình. Ngoài ra, Những điều luật cũng luôn tạo điều kiện bảo vệ đến hôn nhân gia đình bảo vệ cái đúng, bảo vệ những xu hướng tốt để gia đình hôn nhân như việc giải hòa giữa hai vợ chồng trước khi tiến tới ly hôn. Vì việc gia đình tan vỡ kéo theo rất nhiều huệ lụy cho chính gia đình và xã hội, như con cái không có đủ cả cha lẫn mẹ chăm sóc, dạy dỗ, yêu thương dẫn đến có thể sẽ bị mắc phải những tệ nạn xã hội…
Ngoài luật pháp, các chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong những năm Đổi mới như: chính sách kinh tế nhiều thành phần, chính sách vay vốn, chính sách xoá đói giảm nghèo chính sách dân số, chính sách văn hoá giáo dục, y tế chăm sóc sức khoẻ, phòng chống tệ nạn xã hội... những chính sách này nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của gia đình như kinh tế ổn định gia đình sẽ hạnh pháu hơn, y tế phát triển các thành viên trong gia đình được chăm sóc tốt hơn, và tệ nạn sẽ ít xảy gia hơn với những gia đình ổn định và hạnh phúc.
Lê Ngân