Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Bình luận sách |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết bình luận sách
Giáo dục theo tư tưởng phụ quyền
Thứ sáu, 20/12/2019 03:00

Trong quá trình xây dựng và phát triển gia đình trải qua nhiều hệ tư tưởng khác nhau trong đó phải kể đến giáo dục theo tư tưởng phụ quyền vì nó vẫn còn ảnh hưởng đến tận nhiều thế hệ sau trong gia đình và xã hội. Chính vì điều đó GS.TS Lê Thị Quý đã đi vào nghiên cứu những tư tưởng đó một cách rất chi tiết cụ thể được thể hiện trong cuốn “Gia đình Thăng Long - Hà Nội” thuộc Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến do Nhà xuất bản làm chủ đầu tư và ấn hành năm 2019. Mời độc giả tìm đọc!

Nho giáo - hệ tư tưởng chủ đạo của chủ nghĩa phụ quyền- coi gia đình là gốc của nước Gốc của thiên hạ là ở nước, gốc của nước là ở nhà (Thiên hạ chi bản tại quốc, quốc chi bản tại gia- Mạnh Tử, thiên Ly lâu thượng 5). Bởi vậy, nuốn trị được nước phải yên nhà, Nho giáo khẳng định rằng giáo dục từ trong gia đình có tác động mạnh mẽ, thậm chí quyết định sự thành công trong việc trị nước vì vậy Nho giáo xây dựng những mối quan hệ chặt chẽ trong gia đình Cha nên cha, con nên con, anh nên anh, em nên em, chồng nên chồng, vợ nên vợ, thế là gia đạo chính ( Phụ phụ, tử tử, huynh huynh, đệ đệ, phu phu, phụ phụ, nhi gia đạo chính - Kinh dịch). Nếu như trong một nước, uy quyền tuyệt đối của nhà vua được xác lập bởi lẽ Dưới gầm trời không chỗ nào không phải đất của vua ( Phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ) thì trong một nhà uy quyền tuyệt đối phải thuộc về người cha, là người sở hữu toàn bộ ruộng đất, tài sản của gia đình. Uy thế tuyệt đối về kinh tế quy định vị trí độc lập của vua hoặc cha. Và người dưới phải đối lại bằng Trung và Hiếu“ Trung với vua, hiếu với bố mẹ là cùng một gốc vậy” (Lễ Ký). Nho giáo còn khẳng định” Cha không từ nhưng con không thể không hiếu. Vua bất nhân nhưng bầy tôi không thể không trung” và “ Vua khiến bầy tôi chết, bầy tôi không chết là bất trung , cha khiến con chết mà con không chết là bất hiếu ( Vũ Khiêu- Đặng Nhứ- Lê Thị Quý, 1995)

        “Chồng chúa, vợ tôi” cũng là nguyên tắc giáo dục của chế độ phụ quyền. Người chồng là vua trong gia đình ngay cả khi anh ta không có một tài năng, đạo đức hoặc vị trí gì trong xã hội còn người vợ là “nội tướng” mặc dù chị ta là người đảm đang, tài giỏi có thể trên tài cả chồng. Mạnh Tử dạy: Con gái trước khi về nhà chồng đã được mẹ dặn: Con về nhà của con ( tức là nhà chồng) thì nên kính nhường, giữ mình cho khéo, đừng trái ý chồng. 

             Nho giáo quy định: vợ chỉ lo việc kiếm sống và việc trong nhà, nội trợ, chăm sóc , dạy dỗ con cái, không được tham gia hoặc can thiệp vào việc xã hội mặc dù trong xã hội nông nghiệp, người phụ phụ nữ nông dân, thợ thủ công, người buôn bán cũng lao động như chồng ngoài đồng áng, trong nhà xưởng, ngoài chợ nhưng không được thừa nhận là làm việc xã hội. Họ vẫn chỉ là làm “ việc nhà”. Cách nhìn phân biệt và kỳ thị như vậy đã diễn ra hàng chục thế kỷ trong chế độ phong kiến. Nó biến người phụ nữ thành những cái bóng, thành người nô lệ trong gia đình, phụ thuộc vào chồng con.

 Phụ nữ ngay cả khi có quyền lực rất cao là vợ vua, khi vua chết, con nối ngôi còn nhỏ cũng chỉ “buông rèm chấp chính”. Thực chất đây chỉ là hình thức vì nhiều bà thái hậu vẫn được quyết định các công việc lớn của đất nước. Tuy nhiên, hình thức này muốn khẳng định rằng việc khinh miệt phụ nữ của chủ nghĩa phụ quyền là tuyệt đối, không thay đổi trong bất kỳ trường hợp nào. Việc giáo dục phụ nữ về vai trò và vị trí của mình như vậy đã được bắt đầu từ trong gia đình khi phụ nữ mới chào đời và kéo dài suốt cuộc đời cho tới lúc kết thúc cuộc sống.

        Trong các gia đình Thăng Long- Hà Nội, hình thức giáo dục này chặt chẽ, nghiêm khắc hơn ở nơi khác vì ở nơi đây có triều đình phong kiến đóng đô hoặc là một tỉnh lớn nhất nước thời nhà Nguyễn. Nho giáo đã cụ thể hóa hôn nhân phụ hệ bằng thuyết “ Tam tòng”. Khuôn mẫu giáo dục này được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác nhằm tạo nên một thành lũy vững chắc cho chế độ phong kiến.

           “Nhìn chung trong gia đình chia làm hai loại người: Sử và Sự. Sử là ông, cha, chồng, anh; Sự là bà, mẹ, vợ, con cháu. Loại Sử là loại có quyền thế được giáo dục người khác còn loại Sự là loại yếu thế, phải chịu sự giáo dục. Mọi người con trai khi mới sinh ra thì ở loại Sự, khi trưởng thành hoặc lấy vợ thì ở loại Sử. Mọi người phụ nữ suốt đời ở loại Sự. Như vậy người phụ nữ chịu sự phân biệt, có vai trò rất lớn nhưng vị trí rất nhỏ”.  ( Lê Thị Quý, 2010)

         Trong lịch sử đã diễn ra nhiều câu chuyện thương tâm và vô lý của lối giáo dục này mà chúng tôi đã trình bày ở phần trên.

 Lê Sơn

  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá