Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Bình luận sách |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết bình luận sách
Văn chỉ Bát Tràng (văn từ Bát Tràng)
Thứ hai, 23/12/2019 02:19

Văn chỉ Bát Tràng nằm tại thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Được xếp hạng: Di tích lịch sử nghệ thuật cấp thành phố ngày 09-03-2009. Văn chỉ Bát Tràng là di tích quan trọng của Gia Lâm được PGS.TS Vũ Văn Quân thể hiện khá chi tích trong cuốn“Hồ sơ tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội tập 9 quận Long Biên - huyện Gia Lâm - huyện Mê Linh” thuộc Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến do Nhà xuất bản ấn hành. 

Văn chỉ thờ Khổng Tử và 72 học trò giỏi (Thất thập nhị hiền). Ngoài ra, Văn chỉ còn thờ Trạng nguyên Giáp Hải và những danh nhân khoa bảng của làng, tất cả gồm 8 vị Tiến sĩ Nho học. Ngoài ra, văn chỉ còn thờ 4 vị Võ quan.

Tương truyền, Văn chỉ được dựng từ thế kỷ XIII. Văn chỉ được xây dựng ở nơi thoáng đãng, có khuôn viên tương đối rộng, gồm có tam quan 2 tầng 8 mái và nhà tiền tế 5 gian 2 chái. Hậu cung của Văn chỉ đã bị phá hủy trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954), hiện nay chỉ còn lại nền móng xưa. Năm 1994, di tích trùng tu, xây dựng trên một khu đất giữa làng phía sau đình Bát Tràng. Văn chỉ gồm nghi môn và kiến trúc chính kiểu chữ Nhị.

Di vật đặc sắc nhất là tấm bia công đức đặt ở sân. Bia công đức trên lưng một con rùa làm bằng đá. Bia dẹt, trán cong hình bán nguyệt, xung quanh tạo gờ nổi, không trang trí, không khắc chữ, vì theo quan điểm của dân làng Bát Tràng, bia công đức thì không cần phải ghi danh, nếu ghi danh thì không khác gì kể công với mọi người. Cùng với thời gian, với ý niệm trường tồn của hình ảnh rùa đội bia đá mà công đức của người dân cũng sẽ bất diệt.

 Lê Sơn

 

  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá