Giáo dục và khoa cử Nho học Thăng Long - Hà Nội (bình luận đề cương)
Tóm tắt nội dung
-
Cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản cùng bức tranh toàn cảnh về
truyền thống giáo dục và khoa cử của Thăng Long - Hà Nội thời phong kiến, trên
nền cảnh giáo dục và khoa cử Nho học của các nước, thể hiện qua việc tổ chức
học tập và khoa cử, qua các nhà khoa bảng (các vị Tiến sĩ, Hương cống - Cử
nhân), phục vụ cho việc giáo dục truyền thống, nhất là việc tuyên truyền để kỷ
niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội,
-
Từ việc nghiên cứu, giới thiệu về truyền thống giáo dục và khoa cử của Thăng
Long - Hà Nội thời phong kiến qua các nội dung trên đây, rút ra những bài học
kinh nghiệm của quá khứ vào việc đào tạo và sử dụng nhân tài cho Thủ đô, góp
phần vào việc xây dựng Thủ đô giàu đẹp, hiện đại và văn minh, giữ gìn bản sắc
dân tộc và bản sắc Hà Nội.
Bình luận sách
* TS. Nguyễn Thị Lâm (Bình
luận đề cương)
Bất
kỳ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển bền vững thì đều phải quan tâm
đến việc giáo dục đào tạo. Trong bài ký đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên
hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) có ghi: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên
khí thịnh thì thế nước mạnh”. Trong suốt gần 10 thế kỷ, các triều đại phong
kiến Việt Nam đã hết sức coi trọng việc giáo dục khoa cử lấy đó làm cơ sở chủ
yếu để kén chọn nhân tài. Trong tờ chiếu ban hành năm Thiệu Bình thứ nhất
(1434), vua Lê Thái Tông đã chỉ rõ: “Muốn có nhân tài trước hết phải chọn người
có học. Phép chọn người có học thì thi cử là đầu” Lịch sử khoa cử nước ta được
mở đầu bằng khoa thi Minh kinh bác sĩ
và thi Nho học tam trường tổ chức vào
năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 triều Lý Nhân Tông (1075) và kết thúc bằng khoa
thi Hội cuối cùng vào năm Kỷ Mùi đời vua Khải Định (1919). Mặc dù có những hạn
chế nhất định, chế độ khoa cử Nho học tồn tại trong gần 850 năm đã đào tạo cho
đất nước một đội ngũ trí thức có nhiều công lao trong sự nghiệp bảo vệ và xây
dựng quốc gia Đại Việt. Có nhiều bậc danh nho mãi mãi xứng đáng là niềm tự hào
của dân tộc như Chu Văn An, Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu, Lê Quát, Mạc Đĩnh
Chi, Nguyễn Trãi...
Thủ đô Thăng Long – Hà Nội với vai trò là trung tâm chính
trị, kinh tế văn hóa, nơi tổ chức 137/144 khoa thi Hội, với số người đỗ đạt
thành danh đứng thứ ba của cả nước thật đáng để cho các học giả phải lưu ý.
Trong vài chục năm trở lại đây, Thăng Long – Hà Nội đã được các cấp, các ngành
quan tâm nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, những sách chuyên khảo
riêng về giáo dục khoa cử thì hầu như vấn còn thiếu vắng. Công trình Giáo dục
khoa cử Thăng Long – Hà Nội của PGS.TS Bùi Xuân Đính chính là một sự bù đắp cho
khoảng trống đó.
Một điều đáng nói là cách đây hai năm PGS.TS Bùi Xuân Đính
đã cho ra mắt độc giả cả nước một cuốn sách khá nổi tiếng: Tiến sĩ Nho học Thăng Long – Hà Nội. Tác giả đã thực hiện công
trình này với tất cả tấm lòng yêu mến thủ đô ngàn năm văn hiến. Và cũng có thể
coi đây là một quá trình chuẩn bị rất tích cực trước khi bắt tay vào thực hiện
đề tài này.
Theo nhận xét chủ quan của tôi, bản đề cương sách Giáo dục và khoa cử Nho học Thăng Long – Hà
Nội đã được PGS.TS Bùi Xuân Đính xây dựng một cách công phu, nghiêm túc,
đảm bảo tính khoa học. Tác giả xác định được rõ mục tiêu, đối tượng nghiên cứu
của đề tài, bao quát được hầu hết những tư liệu có liên quan đến đề tài, nắm
vững những chỗ bất cập của các nguồn tư liệu ấy để tìm cách khắc phục.
Ngoài Lời nói đầu, thư
mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung sách được chia làm ba phần với bố cục
hợp lý. Trong mỗi phần đều nhằm giải quyết những mục tiêu cụ thể. Mỗi nhân vật
đỗ đạt đều được trình bày theo những thông tin ngắn gọn, nhất quán. Dự kiến bản
thảo khoảng 500 trang, như thế là khá dày dặn.
Đây là một đề tài hoàn toàn mang tính khả thi.
Nhà xuất bản Hà Nội