Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Bình luận sách |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết bình luận sách
“Hà Nội trong cuộc vận động giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”
Thứ năm, 12/11/2009 09:44
Cuốn sách do GS. Đinh Xuân Lâm nghiên cứu, biên soạn, dài khoảng 200 trang, thuộc mảng sách Lịch sử.

* Tóm tắt nội dung:

- Nghiên cứu tổng quan về lịch sử kháng chiến thực dân Pháp của nhân dân Hà Nội cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Cùng với việc liệt kê những sự kiện liên quan đến lịch sử kháng chiến của Hà Nội, công trình còn hướng đến mục đích là làm sáng tỏ các bước phát triển của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Hà Nội; vai trò của Hà Nội trong cuộc vận động giải phóng dân tộc của nhân dân cả nư­ớc; mối quan hệ hữu cơ, mật thiết giữa nhân dân Hà Nội với nhân dân cả n­ước trong quá trình chống thực dân Pháp xâm lư­ợc và giành lại nền độc lập dân tộc; những nét đặc thù riêng của Hà Nội trong phong trào chống Pháp chung của cả n­ước; các đánh giá về các nhân vật và sự kiện lịch sử có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới phong trào yêu nư­ớc chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

- Đề tài có một ý nghĩa hết sức thiết thực. Đây là một trong những công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; một công trình có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu n­ước đối với nhân dân Hà Nội nói riêng, cả n­ước nói chung; một công trình làm sáng tỏ lịch sử xây dựng và bảo vệ thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nư­ớc nói chung. Đây cũng là một tài liệu có ích đối với các nhà nghiên cứu trong và ngoài n­ước về lịch sử Việt Nam, đặc biệt là về thủ đô Hà Nội. 

* Bình luận của PGS.TS. Trịnh Vương Hồng - Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự

Do vị trí (và vị thế) là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, Hà Nội (dù cả trong thời đoạn không là thủ đô) luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của đất nước nói chung, của cách mạng nói riêng. Bởi thế, Hà Nội trong cuộc vận động giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là đề tài rất cần thiết và xác đáng trong hệ thống công trình lịch sử về Thăng Long ngàn năm văn hiến. Bản thảo trình này lịch sử việc chuẩn bị cho bước chuyển biến cách mạng Việt Nam sang một kỷ nguyên mới.

Bản thảo hoàn thành những mục tiêu đề ra, với những nội dung chính sau:

- Miêu tả và phân tích một cách sáng tỏ, mạch lạc, nhiều đoạn sinh động diễn trình cuộc vận động giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tại Hà Nội, trong dòng chảy chung của lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong đó, nhiều nội dung được khảo cứu sâu, cơ bản.

- Bằng tư liệu cụ thể, được chọn lọc, bản thảo nêu rõ tinh thần yêu nước, chống xâm lược của mọi tầng lớp nhân dân Hà Nội (và những người sống trên địa bàn) thể hiện ở hình thức đấu tranh cứu nước phong phú: chính trị, kinh tế, văn hoá, trực tiếp tham gia đấu tranh vũ trang… Đóng góp của đội quân Lưu Vĩnh Phúc cũng được trình bày một cách đầy đủ.

- Tinh thần chiến đấu dũng cảm và những tấm gương hy sinh lẫm liệt của một số tướng lĩnh và binh lính triều Nguyễn được tôn vinh xác đáng. Bên cạnh đó, tư tưởng chủ hòa dẫn tới thái độ ươn hèn, chủ trương đầu hàng núp dưới sự chỉ đạo ngập ngừng, như là sự tự trói mình, ngăn cản kháng chiến của người đứng đầu triều Nguyễn, làm cho mọi phong trào đấu tranh đều dẫn tới thất bại, đất nước rơi vào tay giặc được đặc tả ở nhiều sự kiện. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa trong điều kiện tình hình thời sự khoa học (về chúa Nguyễn - triều Nguyễn) nhạy cảm hiện nay.

- Bản thảo cũng đề cập và phân tích sự thất bại của tư tưởng và phương thức cứu nước phong kiến, tư sản và bước chuyển hợp lôgic lịch sử con đường giải phóng dân tộc của giai cấp vô sản với đại diện thiên tài là Nguyễn Ái Quốc.

- Bản thảo đã chú ý giảm thiểu trình bày lĩnh vực quân sự, chỉ đưa vào với liều lượng cần thiết, với một số chi tiết sinh động đảm bảo tính toàn diện và hệ thống làm nên cái phông cần thiết. Điều đó giúp bớt trùng lặp với đề tài Thăng Long - Hà Nội, những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm (PGS.TS. Lê Đình Sỹ chủ biên). Tuy nhiên, cũng nên đối chiếu để có thể giảm thiểu trùng lặp, ở một số đoạn với đề tài Người đứng đầu chính quyền Thăng Long - Hà Nội 1010-1945 (PGS.TS. Bùi Xuân Đính chủ biên), xem các trang 90, 91, 92, 93…

- Tư liệu tham khảo nói chung, nguồn tư liệu nước ngoài nói riêng được tập hợp và khai thác tốt cùng với phần phụ lục đã làm tăng tính thuyết phục và sinh động của bản thảo.

Tóm lại, đây là bản thảo đạt chất lượng cao, nội dung phong phú, kiến thức cơ bản, miêu tả và phân tích, giải trình sáng rõ, chặt chẽ. Với hệ thống tư liệu quý (nhất là mảng tiếng nước ngoài), bản thảo cung cấp lượng thông tin lớn tin cậy, sinh động

  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá