Tóm
tắt nội dung:
- Cuốn sách sẽ tuyển những bài viết tiêu biểu của GS.
Trần Quốc Vượng, phản ánh khá toàn diện các khía cạnh văn hóa, lịch sử của
Thăng Long - Hà Nội trong dòng chảy gần 1000 năm lịch sử trên các lĩnh vực văn
hóa, lịch sử, địa lý… Bên cạnh đó, cuốn sách còn giới thiệu tới bạn đọc cách
tiếp cận, phương pháp nghiên cứu của một trong những người đặt nền móng cho
việc nghiên cứu văn hóa Thăng Long - Hà Nội theo phương pháp liên ngành và đa
ngành. Nói cách khác là những quan điểm, cái nhìn sắc nét của GS. Trần Quốc
Vượng về một mảnh đất ngàn năm văn vật với đặc trưng: hội tụ, kết tinh, tỏa
sáng và lan tỏa.
- Cuốn sách cung cấp kiến
thức cho đông đảo bạn đọc Hà Nội và những người quan tâm đến văn hóa Thăng Long
- Hà Nội của cả nước nói chung một cái nhìn đa diện, đa sắc về mảnh đất giàu
bản sắc văn hóa và bề dày truyền thống.
Bình
luận của PGS.TS. Lâm Mỹ Dung - Đại học KHXH & NV
Về
đội ngũ những người thực hiện: Các cán bộ cũng như cộng tác viên của BMVHH đã
tiến hành công việc tìm kiếm, thu thập và chọn lựa các bài viết (35 bài) một cách nghiêm túc, dựa trên
tiêu chí khoa học và hệ thống và đặc biệt với lòng kính trọng và hiểu biết sâu
sắc về di sản quý bấu mà Thầy Vượng để lại. Theo tôi những bài viết được chọn
in đã phản ánh khá đầy đủ quá trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, hướng
tiếp cận… văn hóa lịch sử Thăng Long – Hà Nội của GS. Trần Quốc Vượng.
Về
bố cục sách: Cách phân chia các bài viết, bài nghiên cứu theo 03 chủ đề/ phần-
Phần
I.
Đất thiêng Thăng Long-Hà Nội; Phần II. Thăng Long - Hà Nội dấn mình cùng đất nước và Phần III. Tinh hoa văn hóa Thăng Long - Hà Nội giúp độc giả không chỉ thích thú với
những trải nghiệm, suy ngẫm hay lượm lặt điền dã của Thầy Vượng mà còn giúp độc
giả nhập thân văn hóa Thăng Long Hà Nội theo cả hai chiều kích không gian và
thời gian. Độc giả tìm thấy trong cuốn sách cả chiều dày lịch sử và văn hóa của
Thăng Long - Hà Nội từ cố đô Cổ Loa thời Âu Lạc, trị sở Tống Bình, thành Đại La
thời Tiền Thăng Long, cho đến cột mốc định đô Thăng Long của vua Lý Thái Tổ rồi
Thăng Long - Đông Đô - Đông Kinh - Kẻ Chợ thời Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê
Trung hưng cho đến Hà Nội thời Nguyễn, thời Pháp thuộc, cho đến Hà Nội đang Đổi
Mới, đang đan xen giữa truyền thống và hiện đại ngày nay. Ngoài ra cách phân
chia này còn cho thấy Thăng Long - Hà Nội có một vị trí đặc biệt trong cuộc
đời, trong di sản nghiên cứu lịch sử, văn hoá của GS. Trần Quốc Vượng.
Bản
bản thảo cuốn sách "Trên mảnh đất ngàn năm văn vật"
đã tập hợp được những bài viết tiêu biểu
cho những kết quả nghiên cứu, suy ngẫm về Thăng Long - Hà Nội trên mọi phương
diện và cả cách tiếp cận dưới những góc độ chuyên môn khác nhau của GS. Trần
Quốc Vượng.