Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Bình luận sách |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết bình luận sách
Tuổi trẻ Thăng Long - Hà Nội những nét đẹp truyền thống và hiện đại (bình luận bản thảo)
Thứ ba, 03/07/2012 10:05
Cuốn sách do GS.TS Đặng Cảnh Khanh chủ biên thuộc mảng sách Văn hoá - Xã hội

Tóm tắt nội dung

- Quá trình hình thành và phát triển những bản sắc và tính cách của con người Thăng Long - Hà Nội gắn liền với những đóng góp của các thế hệ của những người trẻ tuổi. Thế hệ trẻ Thăng Long - Hà Nội, từ đời này sang đời khác luôn là những người đi tiên phong trong lao động sáng tạo, chiến đấu, chống ngoại xâm, giữ gìn và phát triển những phẩm chất tốt đẹp rất đặc trưng của “người Tràng An”. Những người trẻ tuổi vừa bảo vệ các giá trị truyền thống vừa mang đến cho cuộc sống và văn hoá sự trẻ trung sôi nổi nhưng cũng đầy tinh tế của Thăng Long - Hà Nội.

- Công trình nghiên cứu những đặc trưng về nhân cách của tuổi trẻ Thăng Long - Hà Nội từ truyền thống lịch sử, đặc biệt là tính cách xung kích và sáng tạo trong học tập, lao động, chiến đấu chống ngoại xâm, so sánh với những biến đổi của nó trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp truyền thống của tuổi trẻ Thăng Long - Hà Nội trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá và hiện đại hoá Thủ đô Hà Nội và đất nước

- Công trình cung cấp những thông tin và luận cứ khoa học cho bạn đọc, những người quan tâm, đặc biệt là thanh thiếu niên thủ đô, giúp hiểu về đặc trưng và nhân cách truyền thống, củng cố niềm tự hào, kế thừa và phát huy những truyền thống này trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển Thủ đô hiện nay.

Bình luận sách của GS.TS. Đinh Xuân Dũng - Hội đồng Phê bình, lý luận Văn học - Nghệ thuật Trung Ương

1. Đối chiếu với yêu cầu đã được trao đổi và xác định trong buổi nghiệm thu đề cương chi tiết, tôi cho rằng, nhìn chung các tác giả đã có nhiều cố gắng thực hiện tốt các yêu cầu, mục tiêu, nội dung cơ bản.

          Từ việc phân tích đặc trưng của mảnh đất Thăng Long – Hà Nội, vùng địa linh nhân kiệt, vùng đất gắn với sự trẻ trung, sáng tạo và nơi hội tụ của cả nước các tác giả cố gắng làm rõ:

- Thế giới tinh thần, tình cảm của tuổi trẻ Thăng Long – Hà Nội gắn vơi tình yêu quê hương, yêu Thủ đô. Phân tích những nét đẹp của các tình cảm đó.

- Tập trung nhấn mạnh vai trò, sự đóng góp to lớn, tính tiên phong và sáng tạo trong chiến đấu bảo vệ quê hương, tổ quốc, bảo vệ Thủ đô của tuổi trẻ Thăng Long – Hà Nội. Có nhiều cố gắng giới thiệu những gương sáng, tiêu biểu trong quá trình lịch sử chiến đấu bảo vệ và giải phóng đất nước.

- Chú trọng nêu được những phẩm chất tốt đẹp trong truyền thống lao động và học tập của Hà Nội nói chung và qua đó, có nhấn mạnh đến tuổi trẻ Thăng Long – Hà Nội. Có khá nhiều dẫn chứng về mặt lịch sử, qua thơ văn, qua các nhân vật, mẩu chuyện thể hiện sinh động hai truyền thống trên.

- Thông qua những kết quả điều tra xã hội học, kết quả nghiên cứu công phu, ở phần tuổi trẻ Hà Nội hiện nay – trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các tác giả có nhiều nhận định có sức thuyết phục, khách quan, khá toàn diện về những mặt mạnh và cả những hạn chế, những vấn đề mới cần quan tâm đối với tuổi trẻ Hà Nội hiện tại và những năm sắp tới.

2. Tuy vậy, để nâng cao chất lượng và hoàn chỉnh bản thảo, tôi góp một số ý sau:

a- Viết về Thăng Long – Hà Nội, Về con người Thăng Long – Hà Nội nhiều, phần tập trung làm rõ đặc trưng của Tuổi trẻ Thăng Long – Hà Nội chưa thuyết phục lắm, kể cả phần viết lịch sử và phần viết hiện tại (phần hiện tại, kết quả điều tra Xã hội học nói về thanh niên Việt Nam nói chung là chủ yếu, không rõ thanh niên Thủ đô Hà Nội) do đó số trang bản thảo tới trên 200 trang (Khổ A­4) là hơi dài. Có thể lược bớt phần viết chung về Hà Nội, về con người Hà Nội, tập trung cho nội dung tuổi trẻ Thăng Long – Hà Nội.

b) Các nhân vật lịch sử đưa vào cuốn sách, cần làm rõ công hiến nổi bật của họ phải ở thời kỳ tuổi trẻ

c) Chọn các nhân vật lịch sử (Tuổi trẻ) thuộc giai đoạn phong kiến nhiều, sang giai đoạn từ thế kỷ 19 đến Cách mạng tháng 8 quá ít. Có một số phong trào tiêu biểu của thanh niên, mang đặc trưng rất thanh niên Hà Nội, song không được miêu tả kỹ ( Nam tiến, Ba sẵn sàng, Tuổi trẻ sáng tạo.)

d) Phần I và phần II rất khác nhau về cách viết: Phần I chủ yếu là miêu tả, viết theo dạng văn học, phần II chủ yếu lấy kết quả nghiên cứu điều tra Xã hội học, viết theo dạng khoa học, do đó, văn phong không thống nhất.

Phần I dạng văn ngợi ca là chính. Phần II dạng văn đánh giá là chủ yếu. Có 1 số đoạn, giữa nội dung và tiêu đề không khớp nhau (chương 7)

e) Chương 8: Làm rõ hơn phong trào thanh niên Thủ đô giảm bớt phần trình bày quan điểm của Đảng, của Hồ Chí Minh về thanh niên Thủ đô, giảm bớt phần trình bày quan điểm của Đảng của Hồ Chí Minh về thanh niên.

g- Trong đề cương chi tiết có chương III – Trong bản thảo chưa thấy

h - Ở phần II, có nhiều đoạn trùng lặp cần rà soát lại lược bỏ (Ví dụ: Phần các hạn chết, thiếu sót của thanh niên – các trang (178 – 190)

            i – Còn khá nhiều lỗi vi tính, lỗi ngữ pháp, chính tả. Một số đoạn văn còn lủng củng.





Nhà xuất bản Hà Nội
  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá