Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Bình luận sách |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết bình luận sách
Trang phục Thăng Long - Hà Nội
Thứ ba, 30/03/2010 10:27
Cuốn sách của tác giả: TS. Đoàn Thị Tình thuộc mảng sách: Văn hoá - Xã hội

Tóm tắt nội dung

- Hiện nay, chưa có một công trình chuyên sâu về trang phục Thăng Long - Hà Nội. Công trình sẽ lần đầu tiên đề cập một cách toàn diện, hệ thống về vấn đề này.

- Công trình sẽ khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc trưng văn hoá mặc của vùng Thăng Long cổ xưa.

- Phân tích ảnh hưởng của mỗi giai đoạn lịch sử đến trang phục: về cách nhìn nhận, đánh giá xu hướng, trình độ thẩm mỹ và sự phát triển các địa danh làng nghề có liên quan. Từ đó, rút ra những đặc trưng riêng của trang phục trong từng giai đoạn, so sánh giữa các loại trang phục.

- Phân loại trang phục theo chức năng xã hội, lứa tuổi, giới tính (trên cơ sở đó miêu tả kết hợp với nhận xét chung).

- Phục dựng một số mẫu bằng hình ảnh, bản vẽ.

- Khẳng định giá trị lịch sử của vấn đề trang phục, đồng thời phác thảo diện mạo văn hoá mặc Thăng Long - Hà Nội.

- Là cơ sở cho việc phục dựng trang phục, nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu đồng thời có thể quảng bá lịch sử văn hoá trang phục ra nước ngoài.

Bình luận sách của TS. Nguyễn Viết Chức - Ủy viên Ban Tư vấn chuyên môn Văn hóa - Xã hội

          Cuốn sách “Trang phục Thăng Long - Hà Nội” là cuốn sách có chỗ đứng hợp lý trong Tủ sách Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.

      Tiến sĩ Đoàn Thị Tình, người đã có một số công trình về trang phục Việt Nam, người có nhiều năm làm việc về trang phục nghệ thuật được chọn viết cuốn sách đã có nhiều cố gắng, cầu thị, lắng nghe ý kiến góp ý của đồng nghiệp thông qua các hội đồng và thông qua hoạt động cụ thể của công việc. Nhờ tinh thần cầu thị và cách làm việc nghiêm túc dự thảo cuốn sách đã đưộc hoàn thành là cơ sở để hội đồng đánh giá, nhà xuất bản xem xét, chỉnh sửa kịp thời cho ra đời nhân năm kỷ niệm thăng Long – Hà Nội ngàn năm tuổi.

       Bố cục tương đối hợp lý. Có sự cân đối giữa các phần, các chương mục. Sự phân loại trang phục cung đình, trang phục dân thường, trang phục chuyên dùng, lễ phục và thường phục…tạo thuận lợi cho việc trình bày theo một logic nhất quán, dễ theo dõi, tránh trùng lặp.

      Tuy nhiên, phần hình vẽ, ảnh minh họa chưa được trình bày để tiện việc đánh giá. Hình ảnh không chỉ có tính chất minh họa mà được coi như một phần của nội dung cuốn sách. Nó cũng phải được kiểm định, đánh giá độ tin cậy, tính hợp lý, và nguồn gốc tư liệu, tài liệu, căn cứ khoa học của nó.

     Phần trình bày sẽ hấp dẫn hơn nếu làm bật được mối quan hệ có tính lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, dân tộc … của trang phục Thăng Long – Hà Nội với các vùng miền trong cả nước, làm rõ hơn tính” hội tụ tỏa sáng” của đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến. Nếu có thể đưa ra dự báo xu hướng trang phục Hà Nội thời kỳ mở cửa hội nhập, góp phần giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ, hạn chế du nhập thiếu chọn lọc, định hướng thị hiếu thẩm mỹ trang phục cho cộng đồng, nhất là giới trẻ thì cuốn sách sẽ góp phần thiết thực cho hoạt động thời trang hiện đại. Nếu vậy, cuốn sách sẽ có ý nghĩa thiết thực hơn. Việc cải tiến hợp thời trang những mẫu thời trang truyền thống cũng là góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Cách cắt, may, phục dựng các trang phục Thăng Long – Hà Nội của các thời kỳ cũng là điều cần thiết trong thực tiễn hoạt động văn hóa, nghệ thuật.




Nhà xuất bản Hà Nội

  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá