Tóm tắt nội dung:
Cách mạng tháng Tám năm 1945
ở Hà Nội là một sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng trong
lịch sử cách mạng Việt
Nam
nói chung và lịch sử Hà Nội nói riêng. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm
1945 ở Hà Nội có ý nghĩa quyết định đối với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
trên phạm vi cả nước. Xét trong chiều dài lịch sử, đó là một mốc son chói lọi
trên chặng đường lịch sử 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Nghiên cứu về Cách mạng tháng Tám ở
Hà Nôị không phải là một đề tài mới. Từ trước đến nay đã có một số công trình ở
trong và ngoài nước đề cập tới đề tài này, song vẫn chỉ dừng lại ở những vấn đề
cụ thể như giới thiệu sự kiện, nhân vật tiêu biểu hoặc hồi ký mà chưa có một
công trình nào mang tính tổng quan, nghiên cứu một cách toàn diện cuộc Cách
mạng tháng Tám năm 1945 ở Hà Nội. Chính vì vậy, mà việc nhóm tác giả nghiên cứu
đề tài “Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Hà Nội” không chỉ có ý nghĩa góp
phần tô dày thêm tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến” mà còn có giá
trị khoa học và thực tiễn sâu sắc. Có thể nói, kết quả nghiên cứu
của đề tài này góp phần vào việc giáo dục lịch sử truyền thống cho
nhân dân Thủ đô nói riêng, cả nước nói chung; đồng thời là một tài liệu có
ích đối với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về lịch sử Việt Nam, đặc
biệt là về thủ đô Hà Nội.
- Đề tài hướng tới các mục tiêu sau:
+ Làm rõ các bước phát triển của
phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Đảng,
Xứ ủy Bắc Kỳ và Thành ủy Hà Nội trong tiến trình vận động giải phóng dân tộc.
+ Tái hiện một cách trung thực, đầy đủ
và sinh động tiến trình Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội từ năm 1939 đến
2/9/1945.
+ Khái quát một số đặc thù của
Cách mạng tháng 8 - 1945 ở Hà Nội.
+ Nêu bật vai trò của Cách mạng tháng
Tám năm 1945 ở Hà Nội đối với Cách mạng tháng 8 trong cả
nước.
+ Đánh giá một số nhân vật
và sự kiện lịch sử liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới Cách
mạng tháng 8 - 1945 ở Hà Nội.
Bình luận
sách
* GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ - Đại học Sư phạm Hà Nội
1. ý
nghĩa và sự cần thiết của việc biên soạn sách
-
Sách được biên soạn trên cơ sở đề cương được xây dựng và đã chỉnh sửa theo sự
góp ý của Hội đồng thẩm định.
-
Kế thừa những thành tựu nghiên cứu và các cuốn sách viết về cách mạng tháng Tám
ở Hà Nội của các cơ quan Trung ương và địa phương.
-
Thiết thực kỉ niệm đại lễ 1000 năm Tháng Long - Hà Nội
-
Phù hợp với kế hoạch của Nhà xuất bản
2. Cấu tạo sách
có 2 phần:
Phần
1: viết về Cách mạng tháng Tám ở thủ đô Hà Nội gồm 3 chương: Chương 1: Phong trào cách mạng ở Hà Nội trước năm
1939 (nên ghi là Phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Hà Nội trước
năm 1939), giới thiệu khái quát về
Hà Nội thời thuộc Pháp như địa giới hành chính, vị thế của Hà Nội, cơ cấu xã
hội và kết cấu dân cư.
Phần
nói về phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trước 1939 (nên ghi là phong
trào dân tộc dân chủ ở Hà Nội trước năm 1939) có đề cập đến Xu hướng dân chủ tư
sản (nên ghi là khuynh hướng), Phong
trào vô sản (nên ghi là khuynh hướng vô sản) và Phong trào vận động dân tộc dân
chủ 1936 - 1939 (nên ghi là Cuộc vận động
dân chủ những năm 1936 - 1939 ở Hà Nội).
Về
nội dung các phần viết, nhìn chung bản thảo sách đã phản ánh được tương đối đầy
đủ và trung thực dưới dạng thông sử các sự kiện chính có liên quan đến phong
trào yêu nước diễn ra ở Hà Nội, đặc biệt là từ sau năm 1930 dưới sự lãnh đạo
của Thành ủy và các tổ chức cơ sở Đảng ở Thủ đô.
Chương
2: Phong trào đấu tranh cách mạng từ cuối năm 1939 đến đầu năm 1945
Chương
viết dựa vào các số liệu, tư liệu về lịch sử cách mạng Việt Nam, lịch sử cuộc
vận động cách mạng tháng Tám ở Hà Nội, các chuyên khảo và Văn kiện Đảng để phản
ánh, do đó đã đảm bảo được tính trung thực khách quan và độ tin cậy cần thiết.
Chương
3: Từ cao trào kháng Nhật đến tổng khởi nghĩa, xây dựng chính quyền (thêm chữ
Dân chủ) nhân dân (từ 12-3 đến 2-9-1945)
Đây
là chương viết khá thành công, bổ sung được nhiều tư liệu mới, phản ánh được
toàn cảnh sinh động, cụ thể diễn biến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, trung tâm chính trị của cả nước, có
ảnh hưởng lan tỏa đến hết thảy các địa phương trong toàn quốc, góp phần vào thành
công chung của Cách mạng tháng Tám 1945.
Tuy
nhiên, trong phần viết này, nên chăng cần khai thác và đưa vào một số sự kiện
đặc biệt, ít nơi có, đó là sự hiện diện của lực lượng đồng minh ở Hà Nội trong
cách mạng tháng Tám. Điều này sẽ càng nhấn mạnh thêm tính chất chính nghĩa và
quốc tế của Cách mạng tháng Tám ở Việt
Nam.
Ngoài
các phần viết đã trình bày trong bản thảo, theo chúng tôi, nên có một mục riêng
(chứ không nên trình bày lẫn vào phần kết luận) viết về ý nghĩa của sự kiện khởi nghĩa giành chính quyền thành công ở Hà Nội
bởi vì trong thực tế, thắng lợi trên có một ý nghĩa và vị trí đặc biệt.
Phần
2: Phụ lục, có trích lục một số tư liệu gốc, một số ảnh tư liệu có giá trị liên
quan đến Lịch sử cách mạng tháng Tám 1945 ở Hà Nội.
-
Cần bổ sung thêm các ảnh khác.
Tuy
còn một số điểm cần phải tiếp tục chỉnh sửa, sửa chữa, bổ sung, nhưng nhìn tổng
thể, bản thảo sách: Cách mạng tháng Tám 1945 ở Hà Nội do Nguyễn Đình Lê chủ
biên, về cơ bản đã đạt được các tiêu chí đặt ra.
Nhà xuất bản Hà Nội