Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Bình luận sách |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết bình luận sách
Thủ đô Hà Nội
Thứ tư, 12/01/2011 09:43
Cuốn sách do PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ chủ biên thuộc mảng sách văn hóa – xã hội

Tóm tắt nội dung:

- Thăng Long - Hà Nội trong lịch sử và hiện tại luôn giữ một vai trò vô cùng trọng yếu. Việc giới thiệu về Thăng Long - Hà Nội với tư cách Thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”. 

- Công trình sẽ điểm qua những sự kiện, những mốc son cơ bản nhất, đặc sắc nhất, mang tính quyết định cho mỗi giai đoạn, thời kỳ lịch sử quan trọng của Thăng Long - Hà Nội. Công trình tập trung giới thiệu về Hà Nội khi chính thức trở thành Thủ đô của đất nước. Công trình cũng bước đầu đưa ra những định hướng phát triển Hà Nội, những dự báo trong tương lai.

- Công trình được biên soạn dưới dạng sách ảnh, in song ngữ (Việt - Anh), vừa phục vụ đông đảo bạn đọc vừa là quà tặng có ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội 1000 năm tuổi.

Bình luận sách:

* TS. Lưu Minh Trị - Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội

I. Về kết quả và thành công của bản thảo:

1. Tôi nhất trí  Đề cương chi tiết của Đề tài cuốn sách “Thủ đô Hà Nội”.

2. Nội dung của từng chương, mục của cuốn sách đã thể hiện được chủ đề “Thủ đô Hà Nội”. So với các sách đã xuất bản, thì cuốn “Thủ đô Hà Nội” có điểm hay đáng chú ý là:

+ Nội dung phần lịch sử Thăng Long - Hà Nội nêu rất ngắn gọn, nhưng toàn diện và có những điểm nhấn rất nổi bật, chiếm 51% dung lượng cuốn sách ở  Chương I và II.

+ Nội dung về đổi mới, hội nhập và phát triển nêu khá rõ nét chiếm 41% dung lượng cuốn sách, ở chương III là hợp lý.

Như vậy là cuốn sách “Thủ đô Hà Nội” mới này giúp bạn đọc trong nước và nước ngoài vừa hiểu khái quát về lịch sử Thăng Long - Hà Nội ngàn năm (từ thời Lý đến thời đại Hồ Chí Minh), vừa hiểu rõ sự nghiệp đổi mới và hướng phát triển của Hà Nội những thập kỷ đầu thế kỷ XXI. Cuốn sách ảnh song ngữ “Thủ đô Hà Nội” như thế thật là bổ ích, thiết thực cho mọi đối tượng.

3. Về hình thức thể hiện trong bản thảo: Tuy bản thảo sách về lịch sử và chính trị, nhưng người đọc rất thích bởi những đề mục chọn lọc vừa có tính triết lý sâu sắc, vừa diễn đạt văn phong hấp dẫn. Lời văn, chữ nghĩa trong bản thảo rất lưu loát, sắc sảo và sinh động… Với lối văn như vậy, sách “Thủ đô Hà Nội” sẽ được học sinh và thanh niên đón đọc (Những sách kiểu này trước đây chủ yếu chỉ thích hợp cho người đứng tuổi và các nhà nghiên cứu khi cần tư liệu tham khảo.

4. Phần “Thay lời kết” nêu rất ngắn gọn chỉ một trang A4, là rất hợp lý.

II. Gợi ý để nhóm tác giả tham khảo khi hoàn thiện bản thảo:

1. Về các sự kiện và con số trong kháng chiến và xây dựng ở khu vực Hà Nội mở rộng (chủ yếu là tỉnh Hà Tây cũ), đề nghị đưa vào sách:

- Nên chọn lọc đưa các sự kiện và con số quan trọng vào ở các phần (chủ yếu ở chương II). Riêng các con số thì cộng vào với con số Hà Nội cũ. Trường hợp khó khăn khi ghép nối, thì trong sách cần hạn chế đưa số liệu.

- Về kháng chiến, xin lưu ý:

+ Tổ Nông hội đỏ treo cờ Đảng ngày 1/5/1930 ở cây đa đình làng Kim Quy, xã Minh Tâm, huyện Phú Xuyên.

+ Đêm 19/12/1946, tại chùa Trầm, Đài TNVN đã phát đi lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Mở 6 khu du kích trong lòng địch năm 1951 - 1952 ở các huyện Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín,  Thanh Oai.

+ 26 vạn thanh niên Hà Tây đăng ký phong trào “Ba sẵn sàng”. Phong trào “Ba đảm đang” được dấy lên đầu tiên ở phụ nữ Đan Phượng, 1 tháng trong năm  1965 đã có 158.246 chị em đăng ký “Ba đảm đang”.

+ Hà Tây có 100 tập thể và 34 cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang, 1.852 bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Chú ý: Xem ở sách “Địa chí Hà Tây” (ở chương II…).

2. Ở chương I, mục 3, trang 20 - dòng thứ 3 từ dưới lên, đoạn: “Triều Nguyễn lập đô ở Huế, chuyển Thăng Long (rồng lên) thành Thăng Long (thịnh vượng lên) rồi lại hạ xuống làm tỉnh Hà Nội từ năm 1831 thời Minh Mạng”. Đề nghị diễn đạt lại như sau: “Triều Nguyễn lập đô ở Huế “Thăng Long” không còn ý nghĩa là “rồng lên” nữa, mà mang ý nghĩa là “thịnh vượng lên”, nhưng Thăng Long vẫn là thủ phủ Bắc thành, rồi bị hạ xuống làm tỉnh Hà Nội từ năm 1831 đời Minh Mạng [1] ”.

3. Ở chương II, mục 1:

Trang 26 - dòng 18 từ dưới lên đoạn: “20 giờ 3 phút ngày 19 tháng 12 năm 1946 khi công nhân nhà máy điện Yên Phụ tắt điện cũng là lúc Pháo đài Láng nổ súng…”. Đề nghị viết lại như sau: “20 giờ 3 phút… Pháo đài Láng và các Pháo đài Xuân Tảo, Xuân Canh nổ súng…”  (thêm một đoạn chữ nghiêng). Kế tiếp ở đoạn dưới (dòng 13 từ dưới lên) cần viết lại “từ Pháo đài Láng… bắn vào Thành” (thêm dấu… sau chữ Pháo đài Láng).

+ Trang 27 - dòng 9 và 10 từ trên xuống: “Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, đêm 17/2/1947, Trung đoàn Thủ đô, được sự giúp đỡ của nhân dân…”. Đề nghị viết lại: “Để chuẩn bị…, Trung đoàn Thủ đô, với sự dẫn đường của Đội giao thông liên lạc Nguyễn Ngọc Nại và sự giúp đỡ của nhân dân” (bổ sung đoạn chữ nghiêng).

4. Ở chương III, mục 4, trang 68 - dòng 9 từ dưới lên, đoạn: “… Quá trình sát nhập đó, chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều vấn đề cả thuận và nghịch… văn hóa của Thăng Long - Hà Nội”. Đề nghị viết lại cho chặt chẽ hơn như sau: “… Quá trình sát nhập đó, chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều vấn đề cả thuận lợi và khó khăn trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều đó có thể khẳng định là , Hà Nội với quy mô mở rộng và tiềm năng lớn sẽ tạo thế và lực cho sự phát triển, nhất là mở mang các khu công nghiệp và khu đô thị mới; đồng thời nhiều giá trị văn hóa xứ Đoài, Sơn Nam Thượng.., với những di tích lịch sử, thắng cảnh nổi tiếng và lễ hội truyền thống sẽ góp phần làm phong phú hơn, đa dạng hơn những giá trị truyền thống văn hóa của Thăng Long – Hà Nội” (bổ sung và sắp xếp lại ở những đoạn chữ nghiêng).

5. Ở phần “Thay lời kết”, xin được góp ý: Đề nghị viết lại đoạn ở trang 79 - dòng 17 đến dòng 26 từ trên xuống: “Hà Nội mở rộng… điều kiện hội nhập quốc tế…”. Đề nghị viết lại như sau (gọn lại):

“Hà Nội mở rộng, đã tạo cho Thủ đô có nhiều tiềm năng và thuận lợi cơ bản vươn lên tầm cao và vị thế mới. Tuy nhiên, sự nghiệp xây dựng phát triển  Thủ đô đang đứng trước nhiều thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu đồng bộ của cả hệ thống chính trị và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân toàn Thành phố. Đặc biệt cần tập trung xây dựng tổ chức và đội ngũ cán bộ các cấp đồng bộ - hợp lý - chất lượng; đổi mới phương thức lãnh đạo, điều hành, tổ chức quản lý trên địa bàn phù hợp với Thủ đô mở rộng trong điều kiện hội nhập quốc tế…

Lưu ý: Không nên nêu “Trước mắt”, mà nên có tính định hướng lâu dài, vì cuốn sách “Thủ đô Hà Nội” cần có giá trị dài…

 

Tóm lại, bản thảo đề tài cuốn sách “Thủ đô Hà Nội” do PGS, TS. Nguyễn Chí Mỳ chủ biên, đã được hoàn thiện. Mấy gợi ý của tôi nêu trên là những tiểu tiết, để tham khảo khi chỉnh sửa bản thảo.

Tôi nhất trí thông qua bản thảo, và đề nghị NXB Hà Nội sớm đưa vào xuất bản, để cuốn sách “Thủ đô Hà Nội” kịp phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.



[1] Năm 1802, nhà Nguyễn đóng ở Phú Xuân (Huế), Thăng Long vẫn là thủ phủ của Bắc thành. Gia Long chưa dám xóa bỏ tên Thăng Long, nhưng đổi chữ Long Rồng thành chữ Long Thịnh (thanh bình hưng vượng), lấy cớ Rồng là tượng trưng cho vua, chỉ có thể dành cho đất kinh sư mà thôi.




Nhà xuất bản Hà Nội

  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá