Bình luận đề cương: Lịch sử chính quyền Thành phố Hà Nội (1945 - 2005)
Tóm tắt nội dung
- Cuốn sách trình
bày một cách cơ bản và toàn diện các vấn đề về chính quyền thành phố Hà Nội từ
1945 đến nay, bao gồm cả việc tổ chức bộ máy và hoạt động, đồng thời nhấn mạnh
đến các yếu tố đặc thù của địa phương Hà Nội. Cụ thể:
+ Sưu tầm, hệ
thống hoá các tư liệu về lịch sử hình thành và phát triển của chính quyền thành
phố Hà Nội.
+ Tái hiện quá
trình hình thành, vận động và phát triển của chính quyền thành phố Hà Nội từ
1945 đến 2006.
+ Tổng kết, đúc
rút những bài học kinh nghiệm về quản lý và phát triển của chính quyền thành
phố Hà Nội ở từng chặng đường lịch sử.
- Việc biên soạn cuốn sách có ý nghĩa to lớn,
thiết thực:
+ Về mặt khoa
học: Hệ thống hoá các tư liệu về lịch sử chính quyền thành phố Hà Nội từ 1945
đến nay. Trên cơ sở tài liệu - sự kiện và phương pháp tiếp cận hợp lý sẽ cho
phép rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị khoa học, khắc phục những cách
nhìn phiến diện về lịch sử chính quyền thành phố vẫn ngự trị phổ biến trong
nghiên cứu hiện nay.
+
Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống lịch sử chính quyền thành phố
Hà Nội và đúc rút các bài học kinh nghiệm hữu dụng, đề tài sẽ góp phần cung cấp
những luận cứ khoa học cho việc nâng cao công tác quản lý đô thị, cải cách hành
chính, tăng cường hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội trong
tình hình hiện nay - những việc làm thiết thực để tiến tới kỷ niệm 1000 năm
Thăng Long - Hà Nội.
Bình luận
* PGS. Bùi Đình Thanh (Bình luận đề
cương)
1. Một công trình nghiên cứu về lịch sử
chính quyền thành phố Hà Nội là một ý tưởng đáng hoan nghênh và cần được ủng hộ
– 60 năm tồn tại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Hà Nội là
thủ đô tuy chỉ là một thời đoạn lịch sử ngắn so với chiều dài hàng ngàn năm của
lịch sử dân tộc nhưng hàm chứa những ý nghĩa rất sâu sắc về phẩm chất, năng lực
sáng tạo, bản lĩnh của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng cộng sản Việt Nam.
Mục tiêu cơ bản
của công trình phải thể hiện nổi bật những ý nghĩa nói trên.
2. Các chương được đặt ra trong cấu trúc công
trình nghiên cứu là hợp lý. Tuy nhiên theo tôi cần làm rõ đặc điểm của từng
giai đoạn lịch sử vì có như thế, mới thể hiện được tính phong phú, đa dạng của
lịch sử và những vấn đề do cuộc sống thực tiễn đặt ra thử thách năng lực trí
tuệ sáng tạo của chủ thể lãnh đạo (Đảng, Chính quyền) và nhân dân nói chung, Hà
Nội nói riêng.
3. Trong nội
dung công trình, đề cập tới những thành tựu của chính quyền là cần thiết và tất
yếu nhưng để tôn trọng tính khách quan của lịch sử, cũng cần nói đến những
khuyết điểm, thiếu sót (đặc biệt là giai đoạn 1975 – 1985). Điều quan trong là
phân tích một cách khoa học những khuyết điểm, thiếu sót, những nguyên nhân chủ
quan, khách quan dẫn đến tình trang đó.
4. Về phong
cách thể hiện trong công trình nghiên cứu, cần coi trọng cách viết sinh động.
Viết về lịch sử, tất yếu phải nói đến các sự kiện, những sự kiện lịch sử là do
con người làm gia. Do đó, không quên nói đến những con người góp phần làm ra
lịch sử, những nhân vật tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chính
quyền Thủ đô (những nhà lãnh đạo chính trị, những anh hùng, chiến sĩ thi đua,
bà mẹ Việt Nam anh hùng, văn nghệ sĩ tiêu biểu…).
5. Quan hệ với quốc tế của chính
quyền Hà Nội mờ nhạt trong đề cương –
cần bổ sung.
6. Về chương 6,
trước khi đi vào những bài học cụ thể về tổ chức bộ máy, quản lý đô thị, quy
hoạch không gian đô thị…, nên đề cập đến những nội dung có tính chất cơ bản
hơn, như những quan điểm cơ bản của Hà Nội về chính trị, tư tưởng và tổ chức,
về giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội, về cải
cách các thiết chế xã hội, về chính sách xã hội đối với công nhân, nông dân,
trí thức, các nhà doanh nghiệp…
Nhà xuất bản Hà Nội