Tóm tắt nội dung:
- Là đề tài nhánh của
công trình “1000 năm văn hiến Thăng Long” do Thành uỷ và UBND
thành phố phát động năm 1998. Đến nay, tác giả
phát triển thành tác phẩm nghiên cứu tổng hợp các bộ môn sân khấu
thủ đô.
- Xuất phát từ bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội qua
các triều đại, thời kỳ; dựa vào các nguồn tư liệu; tác phẩm sẽ cố gắng:
+ Nêu lên bộ mặt các bộ môn sân khấu đất Thăng Long từ
cội nguồn, thành hình, chuyển hoá, phát triển đến đầu thế kỷ XXI.
+ Tổng kết, rút ra bài học về ý nghĩa, vị thế các bộ
môn sân khấu Thăng Long trong lịch sử nghệ thuật biểu diễn của cả nước.
+ Kiến giải một số vấn đề xưa nay còn nhiều giả thuyết
khác nhau; một số khó khăn cần khắc phục của các Nhà hát thủ đô và hướng đi
tiếp theo…
Bình luận
* Nhận xét của TS. Trần Đình Ngôn (Bình luận bản thảo)
1. Đây là một công trình nghiên cứu khoa học rất công
phu, nghiêm túc đã tái hiện một cách khái quát tiến trình lịch sử của sân khấu
Việt Nam
trên đất Thăng Long - Hà Nội.
2. Công trình đã cung cấp cho độc giả một hệ thống tư
liệu khá phong phú và toàn diện về sân khấu Thăng Long - Hà Nội nói riêng và
sân khấu Việt Nam
nói chung. Những tư liệu này có thể tin cậy về độ chính xác ở mức cao bởi sự
công phu và thái độ nghiêm túc của nhà nghiên cứu lão thành vốn có uy tín về
phương diện này.
3. Công trình đã góp phần kiến giải một số vấn đề xưa
nay còn nhiều giả thuyết khác nhau như thời điểm ra đời của Sân khấu Việt Nam,
danh xưng Chèo, Tuồng....
Những kiến giải của tác giả công trình
đều có sức thuyết phục.
4. Công trình có một kết cấu chương mục hợp lý, văn
phong mạch lạc, có bề dày tương xứng với 1000 năm sân khấu Thăng Long.
Kết
luận: Đây là một công trình Nghiên
cứu khoa học có giá trị khoa học về mặt lịch sử và lý luận sân khấu, có nhiều
đóng góp mới cho quá trình nhận thức về sân khấu Việt Nam ngày càng đầy đủ hơn, chính xác
hơn. Công trình rất cần được xuất bản để cung cấp sách tham khảo cho giới nghệ
sĩ Sân khấu và bạn đọc nói chung.
Nhà xuất bản Hà Nội