Tóm tắt nội dung:
- Kế thừa các
công trình đã công bố về Hồ Chí Minh với Thủ đô Hà Nội, đi sâu nghiên cứu nhận
thức của Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của Hà Nội trong tiến trình lịch sử dân
tộc và trong sự nghiệp cách mạng. Đặc biệt quan tâm đến:
+ Những chỉ đạo
của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, trong quá
trình xây dựng và bảo vệ thủ đô Hà Nội.
+ Tình cảm của
Bác Hồ với nhân dân Thủ đô và tấm lòng của đồng bào, chiến sĩ Thủ đô đối với
Bác.
-
Thông qua việc làm sáng tỏ vai trò, tác động của Hồ Chí Minh đối với sự
nghiệp xây dựng, giải phóng và bảo vệ Thủ đô Hà Nội nhằm nâng cao nhận thức -
tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô về giá trị tư tưởng Hồ Chí
Minh và yêu cầu vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Thủ đô Hà Nội hiện nay.
- Cuốn sách khai thác được lượng
tư liệu có giá trị về Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội. Nhiều tư liệu độc đáo, đặc sắc,
có tính chất biểu cảm cao. Cách sắp xếp tư liệu khoa học, có tác dụng bổ sung,
minh hoạ làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Cách viết nhẹ nhàng, đi vào
lòng người đọc, vừa là một công trình khoa học vừa mang tính phổ thông, phục vụ
được đông đảo bạn đọc.
Bình luận sách
* PGS.TS
Nguyễn Văn Nhật (Bình luận đề cương)
Đây là đề tài
không thể thiếu trong Tủ sách “Thăng Long
ngàn năm văn hiến”. Về tác giả thực hiện: PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc là người
thích hợp, có nhiều năm nghiên cứu về vấn đề nay, tôi nghĩ có thể hoàn toàn yên
tâm.
Đề cương được
xây dựng chi tiết, cụ thể, những vấn đề cần giải quyết được nêu ra rất đầy đủ.
Tuy nhiên để đáp ứng được các nội dung của đề cương, tác giả sẽ phải xử lý một
lượng tư liệu rất lớn. Tôi băn khoăn không biết tác giả có đủ tài liệu để lắp
đầy các ý này không?
Về tên sách và
tên các phần, các chương chưa hợp lý, có sự trùng lặp. Tác giả cần nghiên cứu
để xây dựng lại bố cục cho logic, hợp lý hơn, tránh sự trùng lặp. Người đọc
cũng sẽ dễ dàng tiếp cận với vấn đề hơn, dễ đọc, dễ cảm nhận
Mối quan hệ
giữa Đảng và Bác, chính quyền và Bác cần được lồng ghép vào trong mối quan hệ
của Bác đối với Thủ đô Hà Nội. Đây là một phần rất khó viết, đòi hỏi tác giả
phải có biện pháp xử lý để không bị lặp nội dung, lặp ý.
Cách viết cần
nhẹ nhàng, đi vào lòng người đọc. Đây không đơn thuần là một công trình nghiên
cứu mà còn là tình cảm của nhân dân Thủ đô hướng và Bác - người Cha kính yêu
cảu cả dân tộc.
Nhà xuất bản Hà Nội