Tuyển ký - tản văn Thăng Long - Hà Nội (bình luận đề cương)
Tóm tắt
nội dung:
- Là những bài ký, tản văn của nhiều tác giả hoặc vô danh được tuyển chọn
lại trong suốt thời kỳ lịch sử từ năm 1010 - năm Lý Thái Tổ soạn “Thiên đô
chiếu”, dời kinh đô từ Hoa Lư về thành Đại La, lấy tên Thăng Long đến Hà Nội
ngày nay.
- Trong
suốt 10 thế kỷ với biết bao biến thiên, đổi thay của đất nước, của Thủ đô thì
những bài ký, tản văn - với vai trò “được ghi chép” hay nói đúng hơn là mang
dấu ấn trực tiếp của “sự kiện” đã thể hiện một bức tranh khá sinh động, chân
thực và khá đầy đủ về cuộc sống xã hội, con người, văn hoá, lối sống phong tục
truyền thống của kinh thành Thăng Long xưa (từ năm 1010) trải qua bao biến
thiên lịch sử cho đến Hà Nội ngày nay.
- Trong
tuyển tập ký, tản văn này đã thực sự dựng lại được sự hình thành và phát triển của
Thủ đô Thăng Long - Hà Nội qua mỗi giai đoạn lịch sử. Các bài viết đã thể hiện
những gì rất đời thường, từ miếng cơm, manh áo đến những chiến tích, từ những
người bình dị đến các danh nhân, anh hùng lịch sử. Bắt đầu từ cổ, trung đại đến
hiện đại, Thăng Long - Hà Nội đã tạo nên diện mạo của mình qua mỗi bài ký, tản
văn.
Bình luận sách
* Nhận xét của PGS.TS. Tôn Phương Lan(Bình luận
đề cương)
Tôi xin góp một số ý kiến
nhỏ cho bản đề cương chi tiết Tuyển ký - tản văn Thăng Long - Hà Nội do
PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp chủ biên.
- Về ý nghĩa, định hướng,
tiêu chí tuyển chọn:
Theo tôi đây là một công
trình rất có ý nghĩa để kỉ niệm 1000 năm Thăng Long. Trên cơ sở định hướng việc
tuyển chọn những tác phẩm tiêu biểu nhất thể hiện vẻ đẹp của đất Kinh Kỳ trải
qua chiều dài lịch sử, nhóm biên soạn đã có những thao tác khởi đầu rất đúng
đắn.
- Những tác phẩm được đưa
vào danh mục tuyển chọn đã thể hiện được cuộc sống đa dạng, phong phú cũng như
cốt cách văn hoá, tâm hồn của người Hà Nội trong suốt chiều dài lịch sử của thủ
đô. Riêng trong phần hiện đại, các tác phẩm tiêu biểu nhất và các nhà văn tiêu
biểu nhất đã có mặt.
- Việc xếp các tác phẩm theo
tên tác giả đã cho chúng ta hình dung được danh mục các tác phẩm quan trọng.
- Theo tôi, để không bỏ sót,
tôi nghĩ cần rà soát lại danh mục các sáng tác loại này để chí ít có thể đưa
vào danh mục nếu do hạn chế của số trang mà không tuyển chọn được.
- Trong cơ cấu của tập sách
nên xếp theo các chủ để. Chẳng hạn:
+ Ẩm thực
+ Địa danh ( thiên nhiên,
cách mạng...)
+ Danh nhân (văn hoá, cách
mạng...)
+ Phong tục
...
Trước mắt tôi thấy còn thiếu một số tác phẩm:
- Những năm tháng không
thể nào quên Hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Bên Nguyễn Huy Tưởng
cùng ngắm Hồ Gươm của Nguyễn Minh Châu
- Tản mạn trước đèn
(mục 6) của Đỗ Chu
-
Nhật ký của Vũ Tú Nam
-
Lá thư từ Hà Nội của
Jean-Michel-Maulpoix
Chúng tôi rất hoan nghênh
chủ trương ra các tập sách loại này của Ban dự án và Nhà xuất bản Hà Nội nhân
dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Hy vọng bản đề cương sẽ được bổ sung,
hoàn thiện tiếp tục trong sự sắp xếp khoa học cụ thể để có một cách nhìn rõ hơn
trên định hướng hiện nay.
Nhà xuất bản Hà Nội