Hà Nội qua tài liệu và tư liệu lưu trữ 1873 - 1954 (bình luận đề cương)
Tóm tắt nội dung:
-
Căn cứ vào tiến trình lịch sử của sự hình thành và phát triển Thành phố Hà Nội
từ khi Pháp bắt đầu mở rộng chiến tranh xâm lược Trung - Bắc kỳ, dùng vũ lực
quân sự kết hợp với các thủ đoạn chính trị để chiếm và biến Hà Nội thành “đất
bảo hộ” cho đến ngày Thủ đô hoàn toàn được giải phóng; Căn cứ vào nguốn tài
liệu hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I phản ánh chính
xác tiến trình lịch sử nêu trên, đề tài phản ánh:
+
Sự hình thành và phát triển về mặt địa giới - tổ chức hành chính Thành phố Hà
Nội;
+
Sự hình thành các hệ thống giao thông - thuỷ lợi của Thành phố Hà Nội;
+
Vấn đề quy hoạch và quá trình xây dựng Thành
phố Hà Nội;
+
Chính sách văn hoá - giáo dục của Thành phố Hà Nội từ 1873 đến 1954.
-
Công trình cung cấp cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và toàn xã hội nguồn tài liệu lưu trữ về lịch sử Hà Nội; góp
phần kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
- Đây
là lần đầu tiên, Trung tâm Lưu trữ Quốc giá I công bố trên quy mô lớn những tài
liệu có liên quan đến lịch sử Hà Nội, một mặt nhằm phục vụ công tác nghiên cứu,
tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, mặt khác nhằm nâng cao vai trò
của tài liệu lưu trữ đối với đời sống chính trị của Thủ đô. Công trình phục vụ
rộng rãi các đối tượng bạn đọc đặc biệt là các nhà quản lý và các nhà nghiên
cứu..
Bình luận sách
*
PGS.TS. Phạm Văn Khoái (Bình luận đề cương)
1.
Theo đề cương trình bày, đây là một bộ sách đồ sộ, có mục
đích "công bố rộng rãi cho toàn xã hội (bao gồm các tầng lớp nhân dân, các
nhà nghiên cứu và các nhà quản lý) biết đến nguồn tài liệu về Hà Nội đang được
bảo quản tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I và khả năng khai thác những tài liệu
này, nhằm phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ và nâng cao nhận thức của toàn
xã hội đối với tài liệu lưu trữ, di sản văn hóa của đất nước". Bởi vậy, bộ
sách này sẽ có một vị trí vô cùng quan trọng trong bộ phận các sách tư liệu của
Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến. Việc xây dựng, tổ chức sản xuất nó sẽ
tăng cường vị thế của Tủ sách, đồng thời khắc phục được tình hình vốn tồn tại
từ trước đến nay là những tư liệu về Hà Nội này vốn thuộc phần tư liệu chỉ có
một số lượng người nào đó mới được phép tiếp cận, cho nên đã hạn chế sự hiểu
biết của xã hội về Hà Nội giai đoạn cận hiện đại, Hà Nội của ngay ngày hôm qua.
Từ trước đến nay có một nghịch lý là nhiều công trình tư liệu lịch sử về Hà Nội
nghìn xưa được xuất bản, còn Hà Nội của ngay ngày hôm qua lại bị hạn chế. Cần
phải khắc phục nghịch lý này bằng việc xây dựng bộ sách đó trong cơ cấu của Tủ
sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
2. Bộ sách có cơ cấu gồm 3 phần, trong đó Phần
Một được biên soạn theo phương pháp riêng mang đặc thù của môn khoa học lưu
trữ. Tất cả tài liệu hoặc tư liệu được tập hợp trong sách phải ghi rõ ký hiệu
lưu trữ (bao gồm tên phông, số hồ sơ và số văn bản nếu có) và đều được hệ thống
hóa theo trật tự thời gian - cách làm này đã đảm bảo cho sự thống nhất trong
quy cách trình bày, cũng như giá trị tư liệu lưu trữ của bộ sách trong Tủ sách
Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Các tư liệu lưu trữ sẽ được công bố ở đây thể
hiện sự phong phú của nguồn tư liệu về giai đoạn cận hiện đại của lịch sử Hà
Nội (tài liệu tiếng Pháp với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; tài liệu
Hán Nôm của Nha kinh lược Bắc Kỳ, của huyện Thọ Xương...).
3. Phần Hai nhằm giới thiệu Hà Nội của giai đoạn
từ 1873 đến 1954 qua hệ thống tư liệu lưu trữ theo các chủ đề với cơ cấu 4
chương (Địa giới - Tổ chức hành chính; Giao thông - Thủy lợi; Quy hoạch - Xây
dựng; Văn hóa - Xã hội) được xem như là phần chú giải cho các tư liệu, thuyết
minh cho một giai đoạn lịch sử khá dài của Hà Nội qua tài liệu lưu trữ. Phần
này thể hiện cách nhìn hiện đại trong việc xử lý nguồn tư liệu lưu trữ.
4. Phần Ba - với các phụ lục, minh họa và tra
cứu đã làm tăng tính sinh động của bộ sách.
5. Qua đề cương của bộ sách cho thấy sự nghiêm
túc, cẩn trọng của những người xây dựng bộ sách cũng như ý nghĩa và vai trò của
nó trong cơ cấu của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến. Nó nhất định phải được
tổ chức và hoàn thiện để xuất bản đúng lộ trình trên cơ sở kinh phí đầu tư xứng
đáng.
Nhà xuất bản Hà Nội