Tóm tắt
nội dung
- Tác
phẩm tuyển chọn những bài (câu) tục ngữ, ca dao, dân ca viết về cảnh và người
Thăng Long - Hà Nội.
- Thăng Long - Hà Nội, một
vùng đất ngàn năm văn hiến. Việc sưu tập, tuyển chọn, giới thiệu một cách có hệ
thống ca dao, tục ngữ của Thăng Long, Hà Nội và viết về Thăng Long - Hà Nội là
cần thiết và kết quả của đề tài sẽ đóng góp đáng kể cho Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến và
góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể của Thăng Long -
Hà Nội.
-
Trên cơ sở những tư liệu tuyển chọn, công
trình đã khái
quát đầy đủ vị thế của Thăng Long - Hà Nội và những đặc trưng cơ bản của văn
học dân gian của Thăng Long - Hà Nội. Bên cạnh những khái niệm về tục ngữ, ca
dao, dân ca nói chung, bài viết còn nhấn mạnh những nét khu biệt về bản sắc,
những đặc điểm về địa lý, lịch sử, con người, truyền thống, văn hoá… có ảnh
hưởng trực tiếp đến những nét riêng biệt của ca dao, dân ca, tục ngữ của Thăng
Long - Hà Nội.nCông trình giới thiệu một cách tiếp cận mới từ việc nghiên cứu
văn học dân gian để tìm hiểu sâu hơn về lịch sử Thăng Long - Hà Nội ngàn năm
văn hiến.
- Phần tuyển chọn các bài (câu)
tục ngữ, ca dao, dân ca có trích dân nguồn, đưa ra các dị bản để bạn đọc đối
chiếu so sánh.
Bình luận
* PGS.TS. Nguyễn Thị Huế (Bình luận đề cương)
1. Nhận xét về đề tài
Đáp ứng chủ trương của Ban chủ nhiệm chương
trình KX.09 và đề tài Bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa phi vật thể Thăng Long - Hà Nội, đề tài: Tục ngữ, ca dao, dân ca Thăng Long - Hà Nội (Trước đây khi xét duyệt đề cương là: Ca
dao tục ngữ Hà Nội do ThS.
Nguyễn Thúy Loan chủ biên mang tính cấp thiết và sẽ là một tài liệu đầy đủ
nhất, mang tính khoa học để nhằm phục vụ dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà
Nội.
Tục
ngữ, ca dao, dân ca Hà Nội là một bộ phận không thể thiếu được của giá trị di
sản văn hóa phi vật thể Thăng Long. Đã có nhiều công trình sưu tầm, tập hợp
trước đây của nhiều nhà biên soạn. Nhưng mỗi soạn giả đều đứng ở mỗi giác độ
riêng của mình, do vậy sẽ nhấn mạnh ở từng phương diện, như chủ nhiệm đề tài
nhận xét “Chưa có công trình nào phản ánh được một cách đầy đủ và toàn diện về
thể loại văn học dân gian này của Hà Nội” (tr1, Đề cương đề tài).
Để chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long,
cần thiết phải có những công trình mới, đầy đủ hơn, phản ánh được giá trị văn
hóa Thăng Long xưa và nay, đồng thời đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, thưởng thức
rộng rãi của bạn đọc và các nhà nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội hôm nay.
Đề tài Tục ngữ, ca dao, dân ca Thăng Long - Hà Nội do ThS Nguyễn Thúy Loan chủ
biên đã kế thừa và phát huy những công trình sưu tầm, biên soạn trước đây, đồng
thời tập hợp khối lượng tục ngữ ca dao dân ca “nhằm giới thiệu với bạn đọc một sưu tầm tương đối đầy đủ” về tục ngữ, ca dao, dân ca là đúng đắn.
2. Nhận xét về đối tượng và phạm vi sưu tập
Về nguồn tư liệu:Trên cơ sở 302
đơn vị Tài liệu tham khảo, nguồn tài liệu chủ yếu được chủ nhiệm đề tài
đưa ra với con số cụ thể là: 13 đầu sách Hán Nôm, 1đầu sách vừa Hán Nôm vừa
quốc ngữ và 54 đầu sách quốc ngữ, 2 bản thảo tư liệu chưa công bố sưu tầm về ca
dao dân ca tục ngữ Thăng Long - Hà Nội.
Các tài liệu này đã được xuất bản từ những năm đầu thế kỷ XX đến 2002
với số lượng tương đối phong phú và đầy đủ trong điều kiện hiện nay, thực sự đã
đáp ứng tốt được yêu cầu biên soạn của
công trình.
3. Nhận xét về kết cấu và nội dung khoa học của công trình
- Kết cấu đề tài là hợp lý:
Phần đầu bao gồm: Bài Giới thiệu tục ngữ, ca dao, dân ca Thăng
Long - Hà Nội, của
GS.TS. Nguyễn Xuân Kính. Đây là một bài viết công phu và đã giới thiệu được cho
chúng ta thấy rõ vị thế của Thăng Long Hà Nội cũng như của văn học dân gian nơi
đây. Đồng thời bài viết cũng đưa những nhận định chính xác, khoa học và tinh tế
về từng thể loại tục ngữ, ca dao, dân ca của Thăng Long- Hà Nội với những nội
dung phản ánh của nó và với những đặc trưng riêng biệt mà chỉ Hà Nội mới có.
Quy
cách, Bảng chữ tắt và ký hiệu … được trình bày rõ ràng và đầy đủ, chi tiết.
Phần
Nội dung bao gồm 3 thể loại chính của Tục ngữ, Ca dao, Dân ca Thăng Long
- Hà Nội.
Phần ba là thư mục Tài liệu tham khảo
- Dung
lượng công trình: Tổng số trang bản thảo là 1055 trang, trong đó có 1028 trang chính văn,
và thư mục Tài liệu tham khảo từ trang 1029 - 1055.
4. Nhận xét về phương pháp biên soạn:
Phương pháp biên soạn của
công trình phản ánh tính khoa học:
Cách sắp xếp các tác phẩm
thể loại đã được tính toán sao cho phù hợp mà vẫn bảo đảm tính sáng rõ, dễ sử
dụng, dễ tra cứu. Thí dụ:
- Các thể loại như tục
ngữ,ca dao, hát ru, hát ví, đồng dao được sắp úêp theo vần chữ cái
- Hát xẩm xếp theo làn điệu,
trong làn điệu xếp theo vần chữ cái
Tương tự, đối với các thể loại như Ca trù,
Chầu văn, Vè.. các tác giả cũng chọn
cách sắp xếp phù hợp.
Về phương pháp chọn bản chính bản khác,
nhóm biên soạn đã trình bày khá kỹ như: phân biệt lời, bản khác bản sai, sắp
xếp theo chủ đề, vấn đề chính tả, v.v.. là các phương pháp hợp lý cho quá
trình biên soạn một sưu tập về tục ngữ
ca dao dân ca nói chung và tục ngữ ca dao dân ca Thăng Long - Hà Nội nói riêng.
5. Kết luận
Công trình sưu tầm tập hợp “Tục ngữ, ca dao, dân ca Thăng Long - Hà Nội” do ThS. Nguyễn Thúy Loan chủ biên
là đề tài mới trên cơ sở tiếp thu và bổ sung những thành tựu sưu tầm biên soạn
trước đây. Phương pháp biên soạn khoa học hợp lý. Kết cấu nội dung đầy đủ. Dung
lượng công trình có thể nói là đầy đủ và dầy dặn nhất từ trước đến nay về tục
ngữ ca dao dân ca Thăng Long - Hà Nội.
Chủ biên là người có trình
độ Hán Nôm rất tốt, có kinh nghiệm biên soạn những bộ sưu tập về ca dao tục ngữ
đồ sộ và ở công trình này chị đã thể hiện được tinh thần đó.
Chủ biên, ThS. Nguyễn Thúy Loan
là người có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong một cơ quan nghiên cứu là Viện
Nghiên cứu văn hóa (Trước đây là Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian). Do vậy đề
tài đủ tiêu chuẩn để thông qua và cần sớm được xuất bản, nhằm lập thành tích
chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.
Nhà xuất bản Hà Nội