Tóm tắt nội dung:
- Tác phẩm này sẽ tập hợp, tuyển chọn toàn bộ những truyền
thuyết, truyện cổ tích, giai thoại, truyện cười về Thăng Long - Hà Nội, hoặc
lưu truyền ở Hà Nội; nhằm phản ánh giá trị của truyện kể dân gian Thăng Long -
Hà Nội làm tư liệu tra cứu cho các nhà nghiên cứu.
- Ở
Hà Nội hiện nay có một kho tàng truyện kể dân gian phong phú, có giá trị. Tuy
nhiên, sách biên soạn về mảng này của Hà Nội còn rải rác, chưa có hệ thống.
Phần lớn tập trung trong các tổng tập, tuyển tập về truyện kể dân gian cả nước.
Nhóm biên soạn đã kế thừa thành quả của các công trình trước để biên soạn cuốn “Truyện kể dân gian Hà Nội”.
- Về
tiêu chí tuyển chọn:
+
Những truyện kể phản ánh vùng đất, con người Hà Nội
+
Truyện nổi tiếng lưu truyền ở Hà Nội
+
Truyện về danh thắng, di tích ở Hà Nội
-
Cách sắp xếp: phân chia theo bốn thể loại, mỗi thể loại cố găng sắp xếp theo
thời gian. Đồng thời cuối mỗi truyện có ghi chú rõ nguồn.
Bình luận
* TS. Nguyễn An Tiêm (Bình luận đề cương)
I. Nhận xét chung
1- Về mục đích, lý do thực hiện đề tài:
Trong
chương trình hoạt động hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, tác giả
chọn đề tài “Truyện kể dân gian Hà Nội”
để đóng góp vào việc xây dựng Tủ sách
Thăng Long ngàn năm văn hiến là phù hợp và có cơ sở để tổng hợp, tuyển
chọn, phân loại những truyền thuyết, truyện cổ tích, giai thoại và truyện cười
về Thăng Long- Hà Nội, ở Hà Nội.
Kết quả
nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu quý giá cho độc giả và cán bộ nghiên cứu
về các lĩnh vực liên quan.
2- Về đối tượng và phạm vi sưu tầm:
Nhóm
tác giả biên soạn dự kiến sử dụng nguồn tài liệu đã xuất bản của khoảng 30 đầu
sách về truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười và giai thoại đã được xuất
bản từ 1973 đến 2005. Về cơ bản, nguồn tài liệu dự kiến sử dụng khá đầy đủ. Nếu
có thể xem xét, bổ sung tài liệu, nhóm tác giả nghiên cứu, xem xét thêm những
tài liệu xuất bản những năm đầu thế kỷ XX, hoặc những tài liệu cổ qua kho tàng
Hán Nôm. Nếu có được những tài liệu như vậy, dù không nhiều, vẫn có thể giúp
người đọc có cái nhìn sâu hơn về kho tàng truyện kể dân gian Thăng Long- Hà
Nội.
3- Về phương pháp biên soạn:
Chúng
tôi đồng tình với nhóm tác giả đã nêu các nội dung: Lựa chọn bản chính, bản
khác; trình bày bản khác; chú thích; biên tập; vấn đề chính tả. Phương pháp
biên soạn này đã được áp dụng cho nhiều công trình nghiên cứu lớn tầm cỡ quốc
gia mà nhóm tác giả đa tham gia với những thành công đáng ghi nhận. Kinh nghiệm
này sẽ được bổ sung hoàn chỉnh trong đề tài đã nêu ở trên.
Trong
nội dung này, chúng tôi đề xuất cần bổ sung một nội dung làm rõ khái niệm truyện
cổ dân gian Thăng Long- Hà Nội? Người Thăng Long- Hà Nội, hay người nơi khác
viết về Thăng Long- Hà Nội. Hiểu thế nào cho đúng trong từng văn cảnh? cần khu
biệt ở mức độ nào? v.v…
4- Kết cấu đề tài:
Chúng
tôi thống nhất kết cấu đã nêu trong đề cương.
Nhà xuất bản Hà Nội