Tóm tắt nội dung:
-
Là đề tài kế thừa, được khảo sát, thẩm định và hiệu đính những kết quả đã công
bố trước; Bổ sung những tài liệu khoa học cần thiết về số lượng, nội dung của
khoảng 400 di tích, danh thắng.
-
Bản thảo tập hợp tương đối đầy đủ và hệ
thống những tư liệu, thông tin thể hiện những nét tiêu biểu đặc trưng nhất về
văn hoá Hà Nội nhìn từ góc độ danh lam thắng cảnh và di tích.
- Đề tài nghiên cứu tổng quan văn hoá Thăng Long - Hà
Nội, nhằm nghiên cứu chọn lọc, thống kê, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, di
tích lịch sử - văn hoá, và di tích cách mạng kháng chiến tiêu biểu của Thủ đô
Hà Nội.
Giới thiệu lịch sử, tiến hành hiệu đính khoa học và
nghiên cứu bổ sung tư liệu đầy đủ, chính xác cho các danh thắng, di tích lịch
sử - văn hoá - cách mạng kháng chiến tiêu biểu ở Hà Nội (Phân loại theo từng
loại hình: Danh thắng, di tích lịch sử văn hoá, di tích cách mạng kháng
chiến...).
Qua việc giới thiệu về di sản văn hoá, về hệ thống các
danh thắng và di tích tiêu biểu của Hà Nội nhằm giáo dục truyền thống, tình yêu
quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc của nhân dân ta đối với Thủ đô Hà Nội
ngàn năm văn hiến, thành phố anh hùng, nhân ái, hoà bình. Cuốn sách này với nội
dung được thực hiện sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin tư liệu, tổng hợp
và đầy đủ nhất thể hiện được những nét tiêu biểu, đặc trưng của văn hoá Thăng
Long - Hà Nội nhìn từ danh lam thắng cảnh và di tích Lịch sử - Văn hoá.
Bình luận đề cương tập 1
* TS. Đặng Kim Ngọc (Bình
luận đề cương)
Tôi
nhận được bản đề cương: "Hà Nội -
Danh thắng và di tích" do NXB Hà Nội gửi đến với lời đề nghị cho ý
kiến nhận xét. Sau khi đọc kỹ bản đề
cương, tôi xin có mấy ý kiến như sau:
1.
Hà Nội là một thành phố - thủ đô nghìn
năm văn hiến. Có thể nói, trên địa bàn Hà Nội, từ trong lòng đất hay trên bề
mặt, ở đâu cũng có hy vọng tìm thấy dấu tích của văn hóa - lịch sử. Nhưng Hà
Nội không chỉ có văn hóa và lịch sử. Trong "Chiếu dời đô" vị vua khai sáng triều Lý đã khẳng định Hà Nội
nằm ở vị trí chính giữa Nam - Bắc - Đông - Tây, có núi sông bao bọc theo thế
rồng cuộn hổ ngồi, cư dân đông đúc, cảnh vật tốt tươi. Không biết tự bao giờ,
người Hà Nội đã quen thuộc với cách gọi về thành phố của mình: Thành phố ngã ba
sông, Thành phố sông hồ... Có thể khẳng định rằng Hà Nội là một thành phố vừa
có về dày truyền thống văn hóa lịch sử, lại vừa có nhiều phong cảnh đẹp nổi
tiếng. Chính vì vậy, từ lâu, Hà Nội thường xuyên là niềm cảm hứng sáng tác của
các nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ nổi tiếng với những tác phẩm sống mãi cùng thời
gian.
2.
Xưa nay, đã có nhiều sách vở, bài viết, các công trình nghiên cứu, biên soạn về
Hà Nội ở những góc độ khác nhau. Nhiều công trình biên soạn đã có những đóng
góp nhất định trong việc tìm hiểu và giới thiệu về Hà Nội. Riêng lịch sử, chúng
ta đã làm được khá tốt với một thái độ và tinh thần nghiêm túc và một tình cảm
gắn bó đặc biệt với Hà Nội. Tuy nhiên, cho tới nay, chúng ta vẫn còn thiếu một
công trình biên soạn về các di tích văn hóa - lịch sử, các danh lam thắng cảnh
mang tính hệ thống và tổng hợp. Cho nên, tôi rất vui mừng khi được biết NXB Hà
Nội đang tổ chức thực hiện đề án biên soạn bộ sách với nội dung mang tính lịch
sử như rên. Tôi cũng đánh giá rất cao những nội dung của cuốn sách được trình
bày trong bản đề cương "Hà Nội -
Danh thắng và di tích". TS. Lưu Minh Trị, như tôi biết, vốn là một nhà
quản lý, một nhà lãnh đạo lâu năm, có nhiều kinh nghiệm của Tp. Hà Nội. Tôi
biết anh là một người có kiến thức sâu rộng về văn hóa Hà Nội, đặc biệt là
trong công tác bảo tồn di sản văn hóa Hà Nội thật đáng khâm phục và trân trọng.
Cho nên, bộ sách "Hà Nội danh thắng
và di tích" do anh làm chủ biên sẽ thật sự làm nhiều người, trong đó
có tôi, yên tâm và tin tưởng.
3.
Với mong muốn bản đề cương "Hà Nội -
Danh thắng và di tích" được hoàn thiện hơn, tôi xin phép được góp thêm
một vài ý nhỏ với hy vọng tác giả coi đây là ý kiến tham khảo.
-
Về tên sách: Tôi đồng ý với tên gọi của bộ sách là " Hà Nội - Danh thắng và di tích ". Tên sách cần ngắn gọn, súc
tích, đặc biệt phải khái quát được nội dung mà bộ sách cần thể hiện, giới
thiệu. Những sách giới thiệu về di tích và danh thắng Hà Nội trước đây thường
có bố cục trình bày các di tích trước và danh lam thắng cảnh sau. Trong đề
cương này, tác giả đã đưa phần giới thiệu danh thắng trước, phần di tích giới
thiệu sau. Dù đây chỉ là một động tác kỹ thuật, hoán đổi cấu trúc đề cương
nhưng theo tôi nó có một ý nghĩa rất lớn. Ở đay tác giả đã giới thiệu thiên
nhiên Hà Nội trước, sau đó mới giới thiệu đến văn hóa, lịch sử và con người Hà
Nội sau. Có lẽ cách cấu trúc này hợp logic hơn.
-
Ở phần kết cấu cuốn sách, tôi có một chút băn khoăn. Ở phần nội dung sách,
những vấn đề tác giả dự kiến đưa vào sách tôi cho như thế là khá đầy đủ và cũng
rất tiêu biểu. Nhưng về kết cấu sách cần cân nhắc thêm. Về tên gọi cuốn sách là
" Hà Nội - Danh thắng và di tích
" như thế, người đọc sẽ hiểu có 2 phần chính: Danh thắng và di tích. Trong
đề cương, sách được chia làm 2 phần:
Phần
1: Tổng quan về văn hóa, lịch sử
Phần
2: Danh thắng và Di tích
sẽ không thể hiện đúng
với tên gọi của sách. Theo tôi, kết cấu sách nên chia làm 3 phần như sau:
Phần
1: Tổng quan văn hóa, lịch sử
Phần
2: Danh lam thắng cảnh
Phần
3: Di tích lịch sử - văn hóa (gồm cả di tích cách mạng kháng chiến).
Ngoài
ra sách còn có phần phụ lục như đề cương đã nêu.
-
Trong đề cương, ở phần danh mục, dù là dự kiến, chúng tôi vẫn thấy thiếu những
địa danh rất nổi tiếng, khi sửa chữa, đề nghị bổ sung thêm sông Tô Lịch, sông
Kim Ngưu, sông Thiên Đức, sông Hoàng Long...
-
Trong sự phân chia Chương, Mục nên có một tiêu chí chung làm cơ sở, như thế sẽ
dễ cho việc trình bày, biên soạn. Ví dụ như ở phần II nói về danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử văn hóa ở Hà Nội. Phần này được chia làm 4 mục nhỏ:
A.
Danh lam thắng cảnh
B.
Thành quách, đình, đền, phủ, quán, miếu, lăng tẩm...
C.
Chùa
D.
Di tích cách mạng - kháng chiến
Thực
ra cách phân chia này chưa có một tiêu chí chung. Mục B bao gồm gần hết các
loại hình di tích trong khi mục C lại chỉ có mỗi một loại hình chùa, mà ta biết
chùa chỉ là một loại hình di tích chỉ tương đương với di tích đền hoặc di tích
đình.
-
Trong sách này nên bổ sung thêm: phần di tích mới được phát hiện (di chỉ khảo
cổ học - và Hà Nội không chỉ có một hoàng thành Thăng Long). Có thể đơn cử: Ung
thành, chùa Báo Ân, đàn Xã tắc, Nam giao...
-
Cũng nên đưa vào danh mục phần thắng cảnh một số công trình hiện đại mà ngày
nay có thể coi là thắng cảnh của Hà Nội. Có thể đơn cử: lăng Bác, Bảo tàng Hồ
Chí Minh, Cung hữu nghị Việt Xô, Sân vận động Mỹ Đình, Trung tâm Hội nghị Quốc
gia.a
-
Trong phần phụ lục nên nói rõ số lượng bản đồ (cũ và mới) đưa vào sách là bao
nhiều. Số lượng tranh ảnh là bao nhiêu.
Cuối
phần phụ lục nên có bảng tra di tích và danh thắng (theo vần chữ cái).
Tóm
lại ý tưởng tổ chức biên soạn bộ sách "
Hà Nội - Danh thắng và di tích" là một ý tưởng hay, rất phù hợp trong
tình hình hiện nay khi chúng ta đang tiến dần tới mốc kỷ niệm 1000 năm Thăng
Long - Hà Nội. Việc thực hiện đề án này mang tính khả thi cao. Đề cương " Hà Nội - Danh thắng và di tích" đã
được biên soạn công phu, chuẩn xác và mang tính khoa học cao. Tôi đánh giá cao
và hoàn toàn ủng hộ bản đề cương này. Kính đề nghị NXB Hà Nội nghiên cứu, xem
xét và sớm phê duyệt.
Nhà xuất bản Hà Nội