Bình luận đề cương: Người đứng đầu chính quyền Thăng Long - Hà Nội (1010 - 1945)
Tóm tắt nội dung:
- Trong lịch sử phát triển
của đất nước Việt Nam, Thăng Long - Hà Nội luôn chiếm một vị trí vô cùng trọng
yếu. Từ năm Canh Tuất đời vua Lý Thái Tổ (1010) đến cuối năm Mậu Thân, cuối đời
vua Lê Chiêu Thống (đầu năm 1789), Thăng Long là Kinh đô, là trung tâm chính
trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của Nhà nước phong kiến Đại Việt. Thời Nguyễn,
Kinh đô dời vào Huế, nhưng Thăng Long vẫn chiếm một vị trí quan trọng ở Bắc
Thành của nước Việt Nam thống nhất sau mấy trăm năm phân liệt và nội chiến. Khi
Vua Minh Mạng bỏ cấp Trấn, lập cấp Tỉnh vào năm Tân Mão (1831), Kinh đô Thăng
Long cũ vẫn là trung tâm của tỉnh Hà Nội - một tỉnh lớn ở Bắc Kỳ khi đó. Sau
khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên đất nước ta (6 - 1884), Hà Nội trở thành
một thành phố lớn với các khu phố cổ kết hợp các khu phố “Tây”, các khu công
nghiệp.
Cách mạng
Tháng Tám thành công, Hà Nội trở thành Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa và tiếp tục giữu vai trò đó cho đến hiện nay.
Với
vị trí trọng yếu của Thăng Long - Hà Nội, suốt chiều dài của lịch sử đất nước,
Nhà nước ở các thời kỳ luôn quan tâm đến việc quản lý đô thị này, bởi sự ổn định và phát triển của nó ảnh hưởng rất
lớn đến các mặt chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước. Việc quản lý Thăng
Long - Hà Nội được thể hiện bằng hệ thống các chính sách, các giải pháp về chính
trị - xã hội, về kinh tế, văn hóa, giáo dục, bằng bộ máy chính quyền…, trong
đó, việc cử người đứng đầu đô thị này là khâu rất quan trọng, luôn
được Nhà nước các thời coi trọng.
Cuốn
sách “Người đứng đầu chính quyền Thăng Long - Hà Nội (1010 - 1945)” từ
hướng tiếp cận người đứng đầu cơ quan hành chính để thấy rõ cung cách quản lý
Thăng Long - Hà Nội từ đầu thời Lý (thế kỷ XI) đến khi Cách mạng Tháng Tám 1945
thành công, qua đó thấy được sự phát triển của đô thị này, ảnh hưởng của nó đối
với các mặt đời sống của đất nước qua các thời kỳ lịch sử, rút ra những bài học
kinh nghiệm của quá khứ cho việc quản lý Thủ đô Hà Nội hiện nay, nhất là việc
cử người đứng đầu các cơ quan lãnh đạo của thành phố.
-
Cuốn sách cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về người đứng đầu chính
quyền Thăng Long - Hà Nội (qua tổ chức bộ máy hành chính) của các thời kỳ lịch
sử, từ đó thấy được cách chọn người quản lý, cung cách quản lý và sự phát triển
của Thăng Long - Hà Nội, phục vụ cho việc giáo dục truyền thống, nhất là việc
tuyên truyền để kỷ niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội,
-
Từ việc nghiên cứu người đứng đầu, cung cách quản lý Thăng Long - Hà Nội, rút
ra những bài học kinh nghiệm của quá khứ vào việc tổ chức bộ máy hành chính,
đào tạo và sử dụng cán bộ hiện nay để quản lý tốt Thủ đô Hà Nội, góp phần vào
việc xây dựng Thủ đô giàu đẹp, hiện đại và văn minh, giữ gìn bản sắc dân tộc và
bản sắc Hà Nội.
Bình luận
* PGS.TS Đào Duy Quát (Bình
luận đề cương)
1. Bản thảo cuốn sách này
đăng ký đề tài trong Dự án điều tra, sưu tầm, biên soạn và xuất bản Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến” Nội dung
đề cương bản thảo phù hợp với yêu cầu Dự án đặt ra là loại sách sưu tầm, biên
soạn, nghiên cứu vốn lựa chọn chủ đề Người đứng đầu với sự phát triển của Thăng
Long – Hà Nội. Chủ đề bản thảo đề cập là đề tài mới, góp một góc nhìn lịch sử
văn hóa Thăng Long qua những nhân vật đứng đầu qua các thời kỳ lịch sử.
2. Đề cương bản
thảo cuốn sách lựa chọn chủ đề Người đứng đầu và sự phát triển của Thăng
Long - Hà Nội. Chủ đề bản thảo đề cập là đề tài , góp một góc nhìn lịch
sử văn hóa Thăng Long qua những nhân vật đứng đầu qua các thời kỳ lịch sử.
3. Đề cương bản thảo cuốn
sách chia làm 7 chương trên cơ sở phân kỳ lịch sử ở từng chương và việc phân
mục trong từng chương, tương ứng với độ dày 500 trang sách khổ 15x22 cm là hợp
lý.
Tán đồng cách tiếp cận nhân vật đứng đầu đặt trong bối cảnh
lịch sử, kinh tế, chính trị, biến đổi hành chính trong sự vận động phát triển
của Thăng Long – Hà Nội như cách đặt vấn đề ở trang 7 của đề cương bản thảo.
4. Một số điểm
trao đổi với tác giả đề cương:
- Các nhân vật đứng đầu sống trong nhiều thời kỳ lịch sử và
thể chế chính trị khác nhau, do vậy khi biên soạn cuốn sách này, nhóm tác giả
vừa phải đảm bảo nội dung cuốn sách đạt tới tính khách quan lịch sử vừa phải
mang thính giáo dục sâu sắc. Phải đứng trên quan điểm, đường lối chính trị của
Đảng để nhận định, đánh giá các nhân vật đứng đầu ở từng thời kỳ, không xóa
nhòa ranh giới ta – địch, công và tội, nhất là việc đánh giá các nhân vật đứng
đầu ở Thăng Long – Đông Đô thời thuộc Minh và nhân vật đứng đầu ở Hà Nội thời
thuộc Pháp.
Các nhân vật đứng đầu có vấn đề nhạy cảm như đàn áp phong
trào nông dân khởi nghĩa, phong trào yêu nước, cách mạng cần được trao đổi kỹ
với cơ quan chuyên môn để nhất trí đánh giá.
Các nhân vật đứng đầu có công lao với nước và văn hóa dân
tộc cần viết đậm tăng tính giáo dục về vùng đất kinh đô ngàn năm văn hiến.
Đối với các nhân vật đứng đầu ở Hà Nội thời kỳ cách mạng và
xây dựng chủ nghĩa xã hội là ủy viên Trung ương Đảng thuộc diện Trung ương quản
lý khi nhóm tác giả nhận định đánh giá cần thông qua tổ chức xem xét trước khi
xuất bản (Trung ương đã có văn bản quy định).
5. Ở chương VII, nội dung nên khép lại vào năm 1986 (mốc
bước vào đổi mới). Viết thêm mục người đứng đầu từ năm 1987 đến nay liên quan
phần nhiều những người đang công tác dễ
dẫn đến suy diễn không có lợi.
Viết về những nhân vật đứng đầu Thăng Long - Hà Nội qua các
thời kỳ lịch sử là đề tài mới, hay nhưng sẽ rất khó trong nhận định, đánh giá
một cách chuẩn xác.
Trên cơ sở thông qua đề cương, tác giả cần dành nhiều công
sức, tranh thủ ý kiến của các nhà khoa học để cuốn sách thực sự bổ ích với độc
giả, làm rạng ngời Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Nhà xuất bản Hà Nội