Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Bình luận sách |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết bình luận sách
Biên niên lịch sử Thăng Long – Hà Nội (bình luận đề cương)
Thứ tư, 24/08/2011 03:45
Tác giả: PGS.TS. Phạm Xuân Hằng, PGS.TS. Phan Phương Thảo (Chủ biên). Thể loại sách: Nghiên cứu biên soạn. Mảng sách: Lịch sử.

Tóm tắt nội dung:

Bộ Biên niên lịch sử Thăng Long - Hà Nội được biên soạn với tư cách công trình tra cứu nhằm mục đích:

- Cung cấp cho các đối tượng bạn đọc những hiểu biết một cách hệ thống và toàn diện về tiến trình lịch sử và văn hoá Thăng Long - Hà Nội.

- Cung cấp cho các nhà quản lí những thông tin cần thiết về mọi mặt của đời sống đô thị và những biến đổi về nhiều mặt qua quá trình lịch sử, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác chỉ đạo thực tiễn.

- Cung cấp cho các nhà nghiên cứu về lịch sử và văn hoá Thủ đô những tư liệu cơ bản nhất, góp phần nâng cao chất lượng các công trình nghiên cứu, thúc đẩy sự phát triển của ngành Hà Nội học;

- Cùng với bộ Lịch sử Thăng Long - Hà Nội (do GS. Phan Huy Lê chủ biên), bộ Biên niên lịch sử Thăng Long - Hà Nội sẽ là hai bộ sách có tính chất tập đại thành về lịch sử Thăng Long - Hà Nội, là những ấn phẩm đặc biệt có ý nghĩa chào mừng Thăng Long - Hà Nội 1000 năm tuổi nhằm góp phần tổng kết lịch sử Thăng Long - Hà Nội trong chiều dài 1000 lịch sử một cách khoa học.

Cuốn sách sẽ đáp ứng nhu cầu của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nươc muốn tìm hiểu một cách toàn diện về lịch sử và văn hoá Thăng Long – Hà Nội; Cung cấp cho các nhà khoa học hệ thống tư liệu đầy đủ nhất, góp phần nâng cao chất lượng các công trình nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội.
Đồng thời đây cũng là tư liệu rất quý cho các nhà quản lí trong việc kế thừa và vận dụng những giá trị lịch sử nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo trong thực tiễn hiện nay.

Bình luận sách

* PGS.TS. Nguyễn Văn Khánh (Bình luận đề cương)

1. Nghiên cứu để xuất bản một công trình về Biên niên lịch sử Thủ đô là việc làm cần thiết, có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn, nhất là vào dịp chuẩn bị tổ chức kỷ niệm 1000 năm thành lập Thăng Long - Hà Nội.

2. Trên cơ sở giới thiệu nội dung, phần tích và chỉ ra những điểm còn khiếm khuyết và hạn chế của các công trình đã xuất bản liên quan đến đề tài này, Bản thuyết minh đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của đề tài. Đây sẽ là công trình toàn diện và có hệ thống đầu tiên về niên biểu lịch sử và văn hóa Thủ đô, nhằm cung cấp cho người đọc những tư liệu, sự kiện, nhân vật liên quan đến văn hóa và các chặng đường lịch sử phát triển của Thành phố.

3. Sản phẩm của đề tài dự kiến được chia thành 3 phần, tương ứng với hai tập sách xuất bản. Tập I giới thiệu các sự kiện lịch sử Thủ đô từ cội nguồn đến Cách mạng Tháng Tám 1945 theo 3 giai đoạn: vùng đất Hà Nội trước khi định đô, Thăng Long - Hà Nội từ lúc định đô (1010) đến khi bị Thực dân Pháp xâm lược, và Hà Nội thời kỳ cận đại (từ 1873 - 1945); Tập II sẽ gồm các sự kiện lịch sử từ 1945 đến nay (2005) và cũng được chia thành 3 thời kỳ, tương đương với cách phân kỳ của lịch sử đất nước: 1945 - 1954; 1954 - 1975 và từ 1975 đến nay.

Nội dung và cách phân kỳ như trên là phù hợp, đảm bảo tính lịch sử và logich của công trình nghiên cứu.

4. Bản thuyết minh đề tài cũng đã xác định cụ thể các giới hạn về không gian, nội dung nghiên cứu, nhất là đã làm rõ phương pháp tiếp cận và các nguyên tắc lựa chọn và trình bày các tư liệu và sự kiện lịch sử của Thủ đô. Cuối công trình có phần Chú dẫn giúp người đọc có thể dễ dàng tra cứu các sự kiện khi cần thiết, thể hiện tính khoa học và tiện lợi của công trình.

5. Nhìn chung, đây là một đề tài có ý nghĩa khoa học và giá trị phục vụ thực tiễn đối với Thủ đô và cả nước. Tôi đánh giá cao chất lượng và tính khả thi của bản đề cương và trân trọng đề nghị các cấp có thẩm quyền của Thành phố Hà Nội sớm phê duyệt và cấp kinh phí để tổ chức thực hiện đề tài này.

6. Tuy nhiên, xin lưu ý mấy điểm sau đây:

6.1. Cần có tiêu chí cụ thể để phân biệt các sự kiện lịch sử của Thủ đô đối với các dự kiện lịch sử của đất nước, vì Thăng Long - Hà Nội vừa là một địa phương, vừa là Thủ đô, trung tâm đầu não chính trị, kinh tế, văn hóa và ngoại giao của cả nước trong suốt quá trình lịch sử (trừ thời nhà Nguyễn).

6.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ khởi nguồn cho đến nay, tức là kéo đến tận thời điểm Hà Nội gần/ hoặc tròn 1000 năm tuổi, là đúng và hợp lý nhưng không hiểu ở trang 8, bản thuyết minh lại ghi thời điểm hiện nay là 2005. Vấn đề này cần xác định rõ!

6.3. Về lực lượng tham gia, cũng cần nói rõ gồm những nhà khoa học nào, ở đâu...

 

Nhà xuất bản Hà Nội

  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá