Hà Nội trong cuộc vận động giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (bình luận đề cương)
Tóm tắt nội dung:
- Nghiên cứu
tổng quan về lịch sử kháng chiến thực dân Pháp của nhân dân Hà Nội cuối thể kỉ
XIX đầu thế kỉ XX. Cùng với việc liệt kê những sự kiện liên quan đến lịch sử
kháng chiến của Hà Nội, công trình còn hướng đến mục đích là làm sáng tỏ các
bước phát triển của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Hà
Nội; vai trò của Hà Nội trong cuộc vận động giải phóng dân tộc của nhân dân cả
nước; mối quan hệ hữu cơ, mật thiết giữa nhân dân Hà Nội với nhân dân cả nước
trong quá trình chống thực dân Pháp xâm lược và giành lại nền độc lập dân tộc;
những nét đặc thù riêng của Hà Nội trong phong trào chống Pháp chung của cả nước;
các đánh giá về các nhân vật và sự kiện lịch sử có liên quan trực tiếp và gián
tiếp tới phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
- Đề tài có một
ý nghĩa hết sức thiết thực. Đây là một trong những công trình kỷ niệm 1000 năm
Thăng Long - Hà Nội; một công trình có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước
đối với nhân dân Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung; một công trình làm sáng
tỏ lịch sử xây dựng và bảo vệ thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Đây cũng là một tài liệu có ích đối với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước
về lịch sử Việt Nam,
đặc biệt là về thủ đô Hà Nội.
Bình luận
* PGS.TS.
Nguyễn Văn Khánh (Bình luận đề cương)
Đọc xong bản đề
cương dài gần 18 trang, tôi xin có 1 số ý kiến sau đây:
1. Đề cương được chuẩn bị công phu, đã cung cấp tương đối đầy
đủ các thông tin cần thiết chuẩn mực của một đề tài khoa học, trong đó nêu rõ
mục đích ý nghĩa tình hình nghiên cứu (với những thành tựu và hạn chế), phương
pháp tiếp cận và nhất là những nội dung cần đặt ra và giải quyết của đề tài.
Đặc biệt, bản đề cương đã dành 10 trang để trình bày dự kiến cấu trúc và nội
dung của tập bản thảo với 6 chương gồm 250 trang vi tính A4 cùng 20 trang bản
đồ, sơ đồ, tranh ảnh...
Những
nội dung nói trên, theo tôi, là đầy đủ, phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu cần
có của một công trình khoa học xuất bản. Qua phần thuyết minh của đề tài chứng
tỏ tác giả đề cương là người am hiểu sâu chủ đề nghiên cứu và hoàn toàn có đủ
khả năng để hoàn thành công trình này.
2. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó
bản đề cương cũng cần tu chỉnh một vài chi tiết, nhất là cần bổ sung và làm rõ
thêm được các công trình nghiên cứu đã xuất bản liên quan đến đề tài không chỉ
của GS chủ biên, mà của cả tác giả khác (gồm người Việt nam và nước ngoài),
trong đó có cuốn sách của Andre Masson vừa được công bố lần đầu tiên bằng tiếng
Việt tại Hà Nội.
Thêm
vào đó, cấu trúc và nội dung của bản thảo cuốn sách cũng cần sửa đổi và tu
chỉnh lại. Theo thiển ý của tôi, với đề tài này, cuốn sách chỉ nên chia thành 3
(hoặc cùng lắm là 4 chương). Chương 1: Thực
dân Pháp xâm lược Việt Nam và phong trào chống Pháp của nhân dân Hà Nội vào nửa
sau thế kỷ XIX. Chương 2 lấy tên: Phong
trào yêu nước chống Pháp ở Hà Nội đầu thế kỷ XX. Còn chương 3 có thể là: Hà Nội trong cuộc vận động cứu nước từ sau
chiến tranh thế giới thứ nhất đnến năm 1930. Nếu cấu trúc như trên (tất
nhiên câu, từ còn phải tu chỉnh) thì bản thảo cuốn sách sẽ gọn hơn, tránh những
nội dung trình bày lan man, rườm rà,
không cần thiết. Ngoài ra, cuốn sách cũng cần có phần Tài liệu tham khảo và bản
chú dẫn tên người và địa danh để người đọc dễ theo dõi và đối chiếu.
3. Nhìn chung, đây là một bản đề cương
tốt, mang tính khả thi cao. Trân trọng đề nghị các cấp có thẩm quyền của Thành
phố sớm ký hợp đồng triển khai để người đọc sớm có tài liệu khảo cứu, và đồng
thời cũng là để sớm cung cấp thêm cho Hà Nội một công trình khoa học hữu dụng
và thiết thực chuẩn bị tổ chức kỷ niệm 1000 năm tuổi.
Nhà xuất bản Hà Nội