Tóm tắt nội dung:
“Địa chí vùng Tây Hồ” là một công trình khảo về địa phương gồm Tây Hồ, hồ
Trúc Bạch, tất cả quận Tây Hồ, một số xã thuộc Từ Liêm (Xuân Đỉnh), hai phường
quận Ba Đình (Trúc Bạch, Quán Thánh) và một phường quận Cầu Giấy (Nghĩa Đô).
Tác phẩm trình bày một cách hệ thống và toàn diện các vấn đề về địa lý, lịch
sử, kinh tế, văn hoá - xã hội của toàn bộ vùng ven hồ Tây (như đã trình bày ở
trên). Đặc biệt, công trình sẽ đánh giá những biến đổi của khu vực này thời
gian qua, đồng thời có những kiến nghị về quy hoạch vùng hồ Tây trong tương
lai.
Bộ sách hoàn thành sẽ là tư liệu phong phú
hàm chứa những kiến thức cơ bản, toàn diện về vùng quanh hai hồ đó trên nhiều
khía cạnh: từ địa lý, địa chất, thổ nhưỡng, phân chia hành chính, cư dân, đến
quá trình phát triển của lịch sử, của văn hoá, của kinh tế và xã hội. Đồng
thời, có thể giúp UBND Thành phố và UBND quận Tây Hồ có một cái nhìn sâu sắc
hơn, chi tiết hơn, cụ thể hơn, lịch đại và đồng đại về địa bàn này, ngõ hầu chỉ
đạo thực tiễn, thiết kế triển khai quy hoạch quản lý, bảo tồn, phát triển và
phát huy, khai thác các giá trị vật thể cũng như phi vật thể của vùng đất giàu
tiềm năng này.
Nội dung công trình bao gồm các mặt thiên nhiên và đời
sống, tức là địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội… của toàn bộ
vùng bao quanh Tây Hồ, cũng như từng làng cổ thuộc 8 phường quận
Tây Hồ, 1 xã thuộc huyện Từ Liêm, 2 phường thuộc quận Ba Đình và 1 phường của
Cầu Giấy (Nghĩa Đô).
Bình luận
* Ông
Vũ Hoài Phương (Bình luận đề cương)
- Thứ
nhất, về tổng thể đề cương cuốn sách ”Địa chí vùng tây Hồ” bản thân tên gọi của cuốn sách (dự kiến) về
mặt không gian (địa lý) bao gồm nhiều địa danh nhưng chủ yếu là liên quan trực
tiếp đến địa bàn mà tôi là một trong những người đang được trực tiếp tham gia
quản lý. Thông qua bản đề cương chi tiết hôm nay và nhất là sau này, khi cuốn
sách được hoàn thành sẽ giúp cho nhiều người dân Hà Nội, nhiều người trong cả
nước (trong đó có tôi) và tất cả những ai quan tâm tìm hiểu sâu về quá trình
hình thành vùng đất, con người nơi này có cơ sở hiểu biết một cách thấu đáo và
nói như cách mà Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc trong bản thảo này:”Ngõ hầu làm công cụ tham khảo, tra cứu lâu
dài, mang tính học thuật cao,…xứng đáng với cõi đất giàu tính lịch sử và văn
hoá này”..
- Thứ
hai, Với 10 trang đánh máy - bản đề cương chi tiết bộ “Địa chí vùng Tây Hồ” các phần xác định
về mục tiêu, tình hình nghiên cứu, khả năng ứng dụng, yêu cầu, phương pháp ứng
dụng và sản phẩm…vừa cô đọng và khái quát những ý chính. Với văn phong vừa khúc
triết, vừa hiện thực đã giúp người đọc hình dung một cách rõ ràng những vấn đề
phù hợp với từng yêu cầu đặt ra.
- Thứ
ba, Phần nội dung đề cương (6,5 trang/ 10 trang) người biên soạn đã
chia ra các phần, các mục một cách hết sức chi tiết, được sắp đặt khá khoa học,
hợp lôzích. Nếu cuốn sách (sau khi hoàn thành) truyền tải được đầy đủ các nội
dung theo đề cương này, chắc chắn sẽ đáp ứng sự chờ đợi của tất cả những ai
quan tâm.
Ý thức được ý
nghĩa, tầm quan trọng của dự án này, nên ngay từ tháng 4/2007; Thực hiện ý kiến
chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, sau khi tác giả chủ biên cuốn sách ( Nhà Hà
Nội học Nguyễn Vinh Phúc) trực tiếp trao đổi đặt vấn đề… lãnh đạo quận Tây Hồ
mà trực tiếp là đồng chí chủ tịch UBND quận đã triệu tập hội nghị cán bộ chủ
chốt của quận và lãnh đạo UBND 8 phường trong quận quán triệt, giao nhiệm vụ cụ
thể cho từng phòng ban chức năng của quận và các phường, giao phòng VHTT- TDTT
quận tập hợp danh sách các thành viên của quận, tham gia thu thập tài liệu theo
yêu cầu của đề cương đồng thời cũng là phòng chức năng thường trực, có trách
nhiệm hướng dẫn đôn đốc, phối hợp giữa
các phòng ban và các phường thuộc quận; Tổng hợp báo cáo về tiến độ công việc
với chủ tịch UBND quận đồng thời thực hiện chức năng “cầu nối” giữa quận với
chủ nhiệm đề án v.v...
Một số đề xuất, kiến nghị:
Xin được nói
ngay rằng: những đề xuất và kiến nghị sau đây không có nghĩa là sự bổ khuyết
cho những thiếu sót của đề cương mà chỉ với mong muốn rằng xuất phát từ những
yêu cầu của nội dung liên quan đến lực lượng phối hợp ở cơ sở. Rất mong Ban chủ
nhiệm đề án nói chung và người chủ biên thường xuyên phối hợp với cơ sở để sản
phẩm “Thu hái” được đáp ứng đúng với yêu cầu đề cương đã nêu.
Xin được ví
dụ: Phần Bốn: cư dân: nguồn gốc.
-
Lớp
dân cư bản địa- Lớp dân cư thời phong kiến Pháp thuộc, a. dân gốc Chăm( Phú
Gia, Quán La) b. dân gốc Hoa (Hồ Khẩu, Trích Sài)v.v.
- Phần chín: các làng trong các
phường: gồm 23 làng- nguồn gốc, địa lý hành chính: Diện tích toàn làng;
Diện tích thổ cư, thổ canh, các ao hồ lớn, gò , đồi, tên gọi v.v.
Nêu một vài ví
dụ như vậy để thấy đề tài này đòi hỏi, yêu cầu rất cao như: chọn người phối hợp
có khả năng điều tra, thu thập tài liệu. Trong khi đó những con người cụ thể ở
cơ sở không quen với những công việc mang tính học thuật và tập hợp những thông
tin có được theo một trình tự lôzích. Chính vì vậy trong quá trình triển khai
các nội dung liên quan UBND quận Tây Hồ nói chung và cơ quan thường trực chúng
tôi ở quận Tây Hồ nói riêng rất mong sự phối hợp thật chặt chẽ, thường xuyên
của BCN chương trình và đích thân tác giả biên soạn về phương pháp, cách làm,
kinh nghiệm, cách thức lấy tư liệu, thu thập tư liệu; đặc biệt là các mẫu phiếu
(Ankes) điều tra để thuận lợi cho những người đang cộng tác ở cơ sở hiểu biết
về cách thức tác nghiệp. Tiếp đó là cách thức biên soạn (sơ thảo ở cơ sở) trước
khi cung cấp lại cho bộ phận biên soạn chính của đề án này.
Tóm lại: Đề cương chi tiết bộ “Địa chí vùng Tây
Hồ” là sự khởi đầu cho cuốn sách “Địa chí vùng Tây Hồ” sẽ được hoàn thành khi
Hà Nội kỷ niệm 1000 năm tuổi. Những nội dung đã nêu trong đề cương này theo tôi
là rất tỉ mỉ, cần thiết và nó đáp ứng được sự chờ đợi của nhiều người, trong đó
có chúng tôi. Những con người của vùng Tây Hồ rất vui mừng được đón nhận nó như
một món quà đặc biệt mà trong ngày hội chung tới đây của Thủ đô và đất nước. Tư
liệu về vùng đất, con người nơi này được hiện hữu với đầy đủ dáng hình của quá
khứ, hiện tại, tương lai.
Một vài ý kiến
nhận xét và kiến nghị để hội đồng tham khảo trước khi thông qua bản đề cương
này./.
Nhà xuất bản Hà Nội