Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội (bình luận đề cương)
Tóm tắt
nội dung:
- Thăng Long - Đông Đô - Đông Kinh - Hà Nội là kinh thành, kinh đô, thủ đô
của nước Việt Nam từ năm Canh Tuất (1010), đây không chủ là trung tâm chính
trị, văn hoá, xã hội của đất nước mà còn là nơi có một “không gian” tôn giáo,
tín ngưỡng khá tiêu biểu, với một “hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng” hết sức phong
phú, góp phần làm nên một “Thăng Long ngàn năm văn hiến” với nhiều giá trị đặc
sặc. Việc biên soạn và xuất bản cuốn sách “Đời
sống tôn giáo, tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội” không chỉ có giá trị về mặt
khoa học mà còn mang ý nghĩa thiết thực chào mừng đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng
Long - Hà Nội của Nhà nước ta nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng.
- Cuốn
sách cung cấp cho người đọc cái nhìn sâu hơn về quá trình hình thành và phát
triển, cũng như những vấn đề cơ bản của một số tôn giáo chính ở Hà Nội (Phật
giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài và Hồi giáo).
-
Cuốn sách không chỉ tiếp thu, kế thừa và hệ thống hoá những thành tựu nghiên
cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, mà còn đưa ra một số kết quả
nghiên cứu, luận chứng mới có giá trị về “không gian tín ngưỡng tôn giáo” của
Thăng Long - Hà Nội.
Bình luận
* TS. Nguyễn Mạnh Cường (Bình
luận đề cương)
Tôi có vinh hạnh được NXB Hà
Nội cho đọc và viết nhận xét bản đề cương chi tiết cuốn sách Đời sống
tông giáo, tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng
Long - Hà Nội. Tôi thấy việc này là việc rất cần làm. Việc cho ra đời những
cuốn sách hay nói về những khía cạnh cuộc sống của người Hà Nội từ xưa đến nay
sẽ là những tài liệu quý giúp cho mọi người trong và ngoài nước hiểu về Hà Nội
và trân trọng Hà Nội, thủ đô và trái tim của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Tôi ủng hộ GS.TS. Đỗ Quang Hưng và trân trọng những hiểu biết cũng
như kiến thức của giáo sư.
Đi vào cụ thể của bản đề
cương tôi xin có một số ý đưa ra để tác giả và Ban chỉ đạo dự án cùng suy ngẫm:
1. Tên gọi cuốn sách: “Đời
sống tôn giáo, tín ngưỡng Thăng Long – Hà Nội” là một tiêu đề gọn và
quá chung dễ đưa người đọc tới thắc mắc không cần thiết; vì đời sống thường gắn
liền với con người chứ không gắn với một tôn giáo, tín ngưỡng chung nào. Đời
sống tôn giáo, tín ngưỡng là đời sống của những người thực hành tôn giáo, tín
ngưỡng, cho nên theo tôi GS. TS. Đỗ Quang Hưng nên chăng đặt tiêu đề sách là “Đời
sống tôn giáo, tín ngưỡng của người Hà Nội”.
Hà Nội ở đây được hiểu xuyên
suốt 1000 năm thậm chí lâu hơn nữa có thể là Đại La – Thăng Long - Đông Đô - Hà
Nội. Phần này GS chỉ cần thêm đôi dòng phi lộ chắc bạn đọc sẽ hiểu thâm ý của
tác giả
2. Cuốn sách kết cấu theo 4
chương theo tôi là hợp lý song có một số chương mục nên cụ thể hơn.
Tôi lấy ví dụ chương III:
Sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng ở Hà Nội hôm nay, GS có kể tới các tôn giáo như:
Phật giáo, Công giáo, Tin Lành thế còn một số tôn giáo mà GS nói đến trong
chương II thì hiện nay người Hà Nội có sinh hoạt không? Họ sinh hoạt ở các tôn
giáo đó ra sao? Đấy là chưa kể GS bỏ cả mảng tín ngưỡng, lễ hội, ngày cúng, kỵ,
giỗ các vị tổ nghề… Do vậy, theo tôi GS cần làm rõ hai khái niệm thế nào là tín
ngưỡng, thế nào là tôn giáo? Và những khái niệm ấy được áp dụng vào cuốn sách
này như thế nào? Trong sách của mình GS chỉ nghiên cứu và viết ra ở mảng nào
thôi… Ngoài ra còn một số chương mục khác cũng vậy.
Tôi vẫn biết GS thừa trình
độ làm cuốn sách này song vẫn cứ phải nhắc để GS tham khảo.
3. Cho dù kết cấu sách theo
tôi là hợp lý song những vấn đề đặt lại quá lớn nên việc thực hiện trọn vẹn nó
trong vòng 300 trang vẫn là rất khó. Tôi cũng đã từng cầm bút viết nhiều sách
nên hiểu rằng với một công trình như thế này không dễ thựuc hiện. Tôi vẫn biết
GS.TS Đỗ Quang Hưng thừa khả năng thực hiện và thực hiện hay nữa là khác, song
yếu tố thời gian mới là yếu tố quyết định tới chất lượng của công trình.
Khi nói tới thời gian tôi
xin có 2 ý nhỏ:
- Ý đầu tiên nói với GS . Đỗ
Quang Hưng là anh phải phân bổ thời gian cho thật khớp vì tôi biết anh còn có
quá nhiều việc cần làm trong những năm tới.
- Ý thứ hai là Nhà xuất bản
Hà Nội khi thấy đề cương đạt yêu cầu thì nên sớm ký hợp đồng để tác giả thực
hiện vì từ nay đến cuối năm 2009 không phải là quá dư thừa về mặt thời gian cho
một bản thảo như vậy.
Chỉ một trong 2 bên chần chừ
một chút là tác phẩm khó có thể đúng thời hạn và chất lượng sách khó mà hay
được.
Tóm lại, tôi ủng hộ bản đề
cương cuốn sách này và hy vọng GS.TS Đỗ Quang Hưng trong thời gian quy định sẽ
trình làng một cuốn sách nói về đời sống tôn giáo tín ngưỡng của người Hà Nội
đạt chất lượng tốt.
Cuốn sách này sẽ là một tài
liệu tham khảo tốt cho những ai muốn hiểu thêm về tôn giáo và tín ngưỡng của Hà
Nội ngàn năm văn hiến.
Nhà xuất bản Hà Nội