Nghệ thuật múa Hà Nội truyền thống và hiện đại (bình luận đề cương)
Tóm tắt nội dung:
- Công trình nghiên cứu đầy đủ, hệ thống lịch sử phát sinh, phát triển của nghệ thuật
múa Hà Nội.
- Trên cơ sở lịch sử, địa lý, văn hoá xã hội và tính
cách người Hà Nội, tác giả đi sâu phân tích:
+ Đặc điểm tính cách nghệ thuật múa truyền thống Hà
Nội trong các lĩnh vực: lễ hội, tôn giáo, cung đình, sinh hoạt cộng đồng…
+
Nghiên cứu nghệ thuật múa Hà Nội thời hiện đại (các điệu múa trong cộng đồng,
các đoàn nghệ thuật múa chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp).
- Dành một chương cho các công trình lý luận về nghệ
thuật múa Hà Nội.
Bình luận
* Nhận xét của NSND. Chu Thúy Quỳnh (Bình luận đề cương)
Cám ơn các vị đã mời tôi
tham gia Hội đồng thẩm định. Dự án các tác phẩm viết về Thăng Long ngàn năm văn
hiến. Để nghiệm thsu đề cương bản thảo “Nghệ thuật múa Hà Nội truyền thống
và hiện đại” của PGS.TS.NSND. Lê Ngọc Canh chủ biên.
Tôi đã đọc bản giới thiệu
tổng quát về nghệ thuật múa Hà Nội gồm 2 phần: múa truyền thống và múa hiện
đại.
Phần 1: Gồm phần mở đầu
và 4 chương
Phần 2: Gồm 5 chương và
phần kết luận
Nhìn chung các mục đề chính giới thiệu các nội dung
của từng loại hình, từng chi tiết cụ thể, khá đầy đủ là phong phú. Nếu các ý
được viết đầy đủ chi tiết sẽ làm cho độc giả hiểu rõ.
Phần 1: Chương 4 từ mục 4.1 - 4.3
Cụm từ văn hoá cung đình nên đổi từ “văn hoá”
bằng “nghi lễ”. Bởi giữa thời phong kiến và thời dân tộc dân chủ rất
khác nhau. Triều đình sinh hoạt theo lễ giáo, nghi lễ, thời dân tộc dân chủ mới
sinh hoạt cộng đồng dân gian, hiện đại. Theo tôi nên thay đổi cho phù hợp.
Phần 2: Nghệ thuật múa Hà Nội thời hiện đại
Từ chương 1 đến chương 5
Nên chia làm 2 thể loại:
1. Nghệ thuật múa chuyên nghiệp
2. Nghệ thuật múa quần chúng.
Hai mảng này nên sắp xếp tập trung từng loại.
Chương 4: Các đề tài khác về Hà Nội, cần ghi rõ năm
tháng, tên tác giả.
Chương 4 về biên đạo và nghệ sĩ múa Hà Nội chuyên
nghiệp ghi cụ thể thành “người Hà Nội” hay là “sống và làm việc tại
Hà Nội” - vì có rất nhiều nghệ sĩ múa người Hà Nội đang sinh sống và làm
việc ở phía Nam và các tỉnh khác.
Cần ghi thêm 2 tác phẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh
và cụm tác phẩm lớn đầu tiên của các biên đạo Hà Nội làm về đề tài truyền
thuyết và đề tài lịch sử cách mạng Việt Nam. Vũ kịch “Tấm Cám và Ngọn
lửa Xô Viết Nghệ Tĩnh”.
Tóm lại, tôi hoàn toàn tán thành nghiệm thu cuốn sách
về nghệ thuật múa truyền thống và hiện đại của PGS.TS.NSƯT. Lê Ngọc Canh.
- Phong phú
- Công phu
- Rõ ràng.
Nhà xuất bản Hà Nội