Tóm tắt nội dung:
- Cuốn sách sẽ tuyển những bài viết tiêu biểu của GS. Trần Quốc Vượng,
phản ánh khá toàn diện các khía cạnh văn hóa, lịch sử của Thăng Long - Hà Nội
trong dòng chảy gần 1000 năm lịch sử trên các lĩnh vực văn hóa, lịch sử, địa
lý… Bên cạnh đó, cuốn sách còn giới thiệu tới bạn đọc cách tiếp cận, phương
pháp nghiên cứu của một trong những người đặt nền móng cho việc nghiên cứu văn
hóa Thăng Long - Hà Nội theo phương pháp liên ngành và đa ngành. Nói cách khác
là những quan điểm, cái nhìn sắc nét của GS. Trần Quốc Vượng về một mảnh đất
ngàn năm văn vật với đặc trưng: hội tụ, kết tinh, tỏa sáng và lan tỏa.
- Cuốn sách
cung cấp kiến thức cho đông đảo bạn đọc Hà Nội và những người quan tâm đến văn
hóa Thăng Long - Hà Nội của cả nước nói chung một cái nhìn đa diện, đa sắc về
mảnh đất giàu bản sắc văn hóa và bề dày truyền thống.
Bình luận
* PGS.TS. Lê Đình Sỹ (Bình
luận đề cương)
1. Tôi
hoàn toàn nhất trí và hoan nghênh ý tưởng xây dựng bản thảo cuốn sách: “Trên
mảnh đất ngàn năm văn vật” tập hợp những bài viết tiêu biểu về Thăng
Long - Hà Nội của cố GS. Trần Quốc Vượng
Giáo sư Trần
Quốc Vượng là một trong những nhà nghiên cứu Hà Nội hàng đầu ở Việt Nam. Giáo
sư đã cho công bố rất nhiều công trình về các khía cạnh địa lý, lịch sử, kinh
tế, văn hoá… Thăng Long - Hà Nội. Tập hợp và giới thiệu những bài viết tiêu
biểu của ông trong một công trình lớin để phục vụ rộng rãi độc giả trong điều
kiện hiện nay là hết sức cần thiết.
Đặt trong “Tủ
sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” thì cuốn sách này sẽ có ý nghĩa lớn,
phục vụ rất tốt cho chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Nó sẽ
cung cấp nhiều tư liệu quý nhất là những quan điểm nhìn nhận, đánh giá sắc sảo
và đa chiều trên các lĩnh vực địa lý, chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự của
Thăng Long - Hà Nội trong các thời kỳ lịch sử.
2. Về cơ bản
tôi đồng ý với cấu trúc của cuốn sách, gồm 3 phần chủ yếu:
- Lời giới
thiệu của GS. Phan Huy Lê;
- Bài nghiên
cứu về “Trần Quốc Vượng và Hà Nội”
- Tuyển chọn
các bài tiêu biểu của GS. Trần Quốc Vượng…
3. Tôi thấy
rằng, nội dung tuyển chọn gồm 105 bài như đã liệt kê trong bảng “Thư mục
Trần Quốc Vượng về Thăng Long - Hà Nội” cơ bản đã đủ những bài viết tiêu
biểu của Giáo sư. Nội dung các bài viết đó nếu được sắp xếp theo các nhóm vấn
đề thì dễ theo dõi, tra cứu…
4. Tôi xin nêu
thêm một số ý kiến để Hội đồng và Nhà xuất bản xem xét, tham khảo thêm:
- Nội dung
tuyển chọn các bài viết của GS. Trần Quốc Vượng về Hà Nội không nên phân ra quá
nhiều phần (6 phần) như trong dự kiến cấu trúc đã nêu. Bởi lẽ, nếu chia thành 6
phần như vậy thì hơi quá chi tiết, sẽ rất khó khăn trong việc phân loại và sẽ
có sự lẫn lộn, trùng lặp về nội dung. Tôi đề nghị chỉ nên gom lại trong 3 cụm
vấn đề có tính “tương đối riêng rẽ” như sau:
+ Địa lý tự
nhiên và con người Thăng Long - Hà Nội;
+ Lịch sử và
truyền thống Thăng Long - Hà Nội;
+ Văn hoá - văn
học - nghệ thuật Thăng Long - Hà Nội.
Hoặc cũng có
thể để nguyên sắp xếp theo một trật tự tương đối nào đó mà không cần các tiêu
đề nếu thấy khó trong việc phân loại…
- Cần kiểm tra,
rà soát nội dung các bài trong phần “Thư mục….” để tránh sự trùng lặp
giữa các bài…
- Tóm lại, xây
dựng bản thảo để tiến tới xuất bản cuốn sách “Trên mảnh đất ngàn năm văn
vật” là hết sức cần thiết. Tôi mong cuốn sách sớm ra mắt bạn đọc, thiết
thực góp phần kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội…
Nhà xuất bản Hà Nội