Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Bình luận sách |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết bình luận sách
Thủ công nghiệp, công nghiệp từ Thăng Long đến Hà Nội (bình luận đề cương)
Thứ tư, 24/08/2011 04:08
Tác giả: PGS. Nguyễn Lang. Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: Kinh tế.

Tóm tắt nội dung:

- Công trình giới thiệu quá trình phát triển của Thủ công nghiệp, công nghiệp từ Thăng Long đến Hà Nội ngày nay. Qua đó rút ra những bài học ban đầu trong việc quản lý, định hướng phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hiện nay.

- Đề tài giới thiệu một khía cạnh cụ thể của quá trình phát triển kinh tế của Thủ đô từ Thăng Long đến Hà Nội nhằm góp phần vào công tác tổ chức kỷ niệm 1000 năm Thủ đô đã phát triển từ 1010 đến 2010.

- Công trình có ý nghĩa phục vụ đông đảo bạn đọc quan tâm và các nhà nghiên cứu.

Bình luận

* TS. Chu Tiến Quang (Bình luận đề cương)

          1.Về tên Đề tài.

          Tác giả đã chuyển tên cũ của đề tài Công nghiệp Hà Nội những chặng đường phát triển”  thành Thủ công nghiệp, công nghiệp từ Thăng Long đến Hà Nội”.  Tôi thấy việc chuyển đổi này là có ý nghĩa đối với chủ đề của Dự án  mà Nhà xuất bản Hà Nội đang triển khai, tuy nhiên tôi thấy cần làm rõ thêm cụm từ “từ Thăng Long đến Hà Nội” chưa phản ánh sự phát triển của công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong suốt tiến trình thay đổi lịch sử này. Vì vậy tôi đề nghị bổ sung thêm vào tên mới cụm từ “những chặng đường phát triển”., như vậy tên đầy đủ của đề tài là: “Những chặng đường phát triển Thủ công nghiệp, công nghiệp từ Thăng Long đến Hà Nội”

          2. Về bố cục các chương

          Tác giả đề xuất đề tài có 3 chương gồm: Chương I nói về sự hình thành và phát triển của thủ công nghiệp lên công nghiệp từ Thăng Long đến Hà Nội; Chương II nói về sự phát triển của một số ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp và công nghiệp từ Thăng Long đến Hà Nội; Chương III nói về một số bài học kinh nghiệm ban đầu.

          Tôi thấy  bố cục 3 chương trên đây chưa thật hợp lý và chưa đề cập hết các nội dung cần đưa đến người đọc. Cụ thể là Chương I và II đều đề cập về sự phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từ thời kỳ Thăng Long đến thời nay (Hà Nội), Chương III đề cập môt số bài học, nhưng bài học gì là xác đáng thật khó, vì đây là sự phát triển của lịch sử.

          Bên cạnh đó lại thiếu đề cập các nội dung rất quan trọng như: phân tích các nhân tố, điều kiện khách quan và chủ quan đã tác động đến sự phát triển của công nghiệp, thủ công nghiệp ở thời kỳ Thăng Long cho đến nay; những điểm mạnh và yếu; những khó khăn và thách thức đối với phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp của Hà Nội hiện nay và những năm tới; ý nghĩa của các các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp đối với kinh tế thủ đô qua các giai đoạn phát triển…

          Vì vậy, nên cân nhắc bổ sung các nội dung trên vào bố cục của báo cáo.

          3. Về các nội dung chi tiết

          3.1. Để làm rõ được đặc điểm của quá trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Hà Nội trong một quãng thời gian dài từ Thời kỳ Thăng Long đến Hà Nội ngày nay, theo tôi về phương pháp tiếp cận cần  phải xem xét từ các phía: lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội; các mối quan hệ của vùng với xung quanh; sự phát triển của kinh tế nói chung, hoạt động thương mại và dịch vụ; văn hóa của các cộng đồng trong vùng và ý chí chính trị của Chính quyền địa phương qua các giai đoạn lịch sử. Tôi biết đây là những vấn đề rất khó, nhưng phải đề cập cho được thì đề tài mới thành công

          3.2. Phân chia các quá trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từ thời kỳ Thăng Long đến nay qua 6 giai đoạn ở Chương I về cơ bản theo tôi là được. Tuy nhiên cần lưu ý thêm một số mốc quan trọng gắn với đổi mới chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn, đó là:

          - Thời kỳ 1976 - 1985 nên kéo dài đến 1988, khi Bộ Chính trị ban hành Nghị Quyết số 10 về đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, trong đó có đề cập chủ trương phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, khuyến khích nông dân làm giàu theo hướng ai giỏi nghề gì làm nghề đó, từ đó Nhà nước đã có một số chính sách tác động, thúc đẩy đến phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, khắc phục tình trạng sa sút của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn sau khi các mối quan hệ kinh tế của Việt Nam với Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu cũ bị tan vỡ.

          - Thời kỳ 1988 - 2000 nên kéo dài đến năm 2002 và chia nhỏ thêm thành 2 giai đoạn. Đó là 1988 đến 1993 trước khi Đảng có Nghị quyết lần thứ V (Khóa VII - tháng 6 năm 1993) về chủ trương tiếp tục đổi mới và phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó có định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và giai đoạn 1994 đến 2002 trước khi có Nghị Quyết số 15 NQ/TƯ ngày 18-3-2002 về đẩy nhanh Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010.

          Nghiên cứu đánh giá sâu giai đoạn 2002 đến nay (2008) sau khi có Nghị quyết 15 NQ/TƯ với sự ra đời Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 15 NQ/TƯ  theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 68/2002/QĐ-TTG ngày 04-6-2002 với một số văn bản cấp Chính phủ đã được ban hành như: Nghị định số 134/2004/NĐ - CP ngày 9-6-2004 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; Nghị định số 66/2006/NĐ - CP ngày 7-7-2006 về phát triển ngành nghề nông thôn. Đây là những văn bản chỉ đạo quan trong của Chính phủ, có ảnh hưởng mạnh tới phát triển Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Hà Nội trong giai đoạn này. 

          3.3 Trong phân tích sự phát triển của Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khi đề cập sự phát triển của các Hợp tác xã và hộ gia đình trong lĩnh vực Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp cần lưu ý Luật Hợp tác xã đã ảnh hưởng thế nào đến phát triển các Hợp tác xã công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp. Ngoài ra cần đề cập đến các loại hình Doanh nghiệp hoạt động Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp đã đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp ở nông thôn Hà Nội, là nơi các Doanh nghiệp nông thôn đã phát triển nhiều hơn so với các địa bàn khác. Theo đó cần đề cập đến sự tác động của Luật Doanh nghiệp đến phát triển các Doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở Hà Nội như thế nào?

          Phân tích sự hành thành, phát triển các loại hình hộ kinh doanh và Doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp sẽ thấy rõ đươc sự phát triển của các hoạt động Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp ở Hà Nội có những đặc điểm so với các vùng nông thôn khác và có mối quan hệ mật thiết vói các Doanh nghiệp ở nội thành Hà Nội.

          3.4. Cần bổ sung thêm nội dung về sự phát triển các chính sách hỗ trợ và luật lệ vè phát triển Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp của Chính quyền Hà Nội trong những năm gần đây để thấy rõ sự tiến triển của vai trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.

 

Nhà xuất bản Hà Nội

  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá