Tóm tắt nội dung:
-
Là đề tài kế thừa, được khảo sát, thẩm định và hiệu đính những kết quả đã công
bố trước; Bổ sung những tài liệu khoa học cần thiết về số lượng, nội dung của
khoảng 400 di tích, danh thắng.
-
Bản thảo tập hợp tương đối đầy đủ và hệ
thống những tư liệu, thông tin thể hiện những nét tiêu biểu đặc trưng nhất về
văn hoá Hà Nội nhìn từ góc độ danh lam thắng cảnh và di tích.
- Đề tài nghiên cứu tổng quan văn hoá Thăng Long - Hà
Nội, nhằm nghiên cứu chọn lọc, thống kê, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, di
tích lịch sử - văn hoá, và di tích cách mạng kháng chiến tiêu biểu của Thủ đô
Hà Nội.
Giới thiệu lịch sử, tiến hành hiệu đính khoa học và
nghiên cứu bổ sung tư liệu đầy đủ, chính xác cho các danh thắng, di tích lịch
sử - văn hoá - cách mạng kháng chiến tiêu biểu ở Hà Nội (Phân loại theo từng
loại hình: Danh thắng, di tích lịch sử văn hoá, di tích cách mạng kháng
chiến...).
Qua việc giới thiệu về di sản văn hoá, về hệ thống các
danh thắng và di tích tiêu biểu của Hà Nội nhằm giáo dục truyền thống, tình yêu
quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc của nhân dân ta đối với Thủ đô Hà Nội
ngàn năm văn hiến, thành phố anh hùng, nhân ái, hoà bình. Cuốn sách này với nội
dung được thực hiện sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin tư liệu, tổng hợp
và đầy đủ nhất thể hiện được những nét tiêu biểu, đặc trưng của văn hoá Thăng
Long - Hà Nội nhìn từ danh lam thắng cảnh và di tích Lịch sử - Văn hoá.
Bình luận bản thảo tập 1
* PGS.TS. Nguyễn Văn
Nhật (Bình luận bản thảo)
Nhận
được bản Báo cáo Tổng quan, Mục lục, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, xin có mấy
nhận xét như sau:
* Ưu điểm:
1. Về bố
cục:
Công trình kết cấu gồm 3 phần về cơ bản là hợp lý:
-
Phần 1: Tổng quan;
-
Phần 2: Danh thắng và các Trung tâm văn hoá, thể thao
-
Phần 3: Di tích Lịch sử, Văn hoá
Trong
các mục, nội dung được phân bố và giải quyết hợp lý, đầy đủ.
2. Tài
liệu tham khảo
(46 đầu tài liệu) là tương đối đầy đủ và toàn diện.
3. Phụ
lục:
đã tổng hợp được toàn bộ các di tích lịch sử, văn hoá trên địa bàn các quận
huyện Hà Nội.
* Một số góp ý phần Tổng
quan:
1. Về bố
cục:
Phần Tổng quan là nên có, nhưng tách thành một phần và trình bày như trong công
trình có vẻ gượng ép. Nội dung không rõ và không tập trung, nên chăng gói gọn
lại khoảng 20 trang và đưa vào phần Mở đầu.
2. Về cách
trình bày:
-
Thứ nhất, một số chỗ phân tích quá sâu tới mức không cần thiết (như định nghĩa Đình…).
-
Thứ hai, trong phần này, các tác giả đưa vào những bài viết, lời nói của các
tác giả khác là không khoa học (Nguyễn Vinh Phúc, Nguyễn Doãn Tuân, Nguyên Văn
Khoan v.v…). Theo tôi, các tác giả nên viết theo luận điểm và đánh giá của
mình, có tham khảo và trích nguồn của các tác giả mà mình đã sử dụng.
-
Thứ ba, các mục trong phần này cũng chưa thật cân đối, hợp lý.
-
Thứ tư, trong từng mục lại cấu trúc khác nhau. Mục thì có tiểu mục, mục thì
không, mục lại có kết luận v.v…
* Kết luận:
Biên
soạn cuốn sách này là rất cần thiết. Phần hai và phần ba tuy không được đọc nhưng
chắc chắn các tác giả sẽ viết tốt vì đã có nhiều công trình biên soạn nội dung
này, trong đó có một số công trình của chính các tác giả.
Tuy
vậy, theo tôi phần Tổng quan nên xem lại, chỉnh lại cho hợp lý và khoa học hơn.
Sau
khi chỉnh sửa đồng ý nghiệm thu để xuất bản.
Nhà xuất bản Hà Nội