Tóm tắt nội dung:
-
Giới thiệu bức tranh toàn cảnh về du lịch Hà Nội và những
vấn đề đặt ra cho phát triển du lịch Thủ đô.
- Làm cơ sở khoa học cho các kế hoạch phát triển của du lịch Hà Nội; Góp phần nâng cao hiểu biết chung và quảng bá
về một ngành kinh tế đang phát triển
mạnh của Thủ đô - ngành Du lịch.
- Phục vụ các nhà nghiên cứu, quản lý, kinh doanh trong
lĩnh vực du lịch và những người quan tâm đến sự phát triển của du lịch Hà Nội.
Bình luận
* PGS.TS. Đặng Duy Lợi (Bình
luận đề cương)
Tôi đã đọc bản đề cương chi tiết đề tài “Du
lịch Hà Nội trong thời kỳ đổi mới” do TS. Trương Sỹ Vinh (Viện Nghiên cứu
Phát triển Du lịch) làm chủ nhiệm. Tôi xin có một số ý kiến nhận xét sau:
1-
Tôi rất hoan nghênh việc Nhà xuất bản Hà Nội đã được Ủy ban nhân dân thành phố
Hà Nội phê duyệt Dự án Đầu tư điều tra, sưu tầm, biên soạn và xuất bản Tủ sách
“Thăng Long ngàn năm văn hiến”, một Dự án có ý nghĩa rất thiết thực nằm trong
chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long của Nhà nước và Thủ đô Hà Nội.
2-
Tôi rất đồng tình và hoan nghênh Ban Quản lý Dự án đã đề xuất và cho phép triển
khai đề tài “Du lịch Hà Nội trong thời kỳ đổi mới” trong phạm vi và
khuôn khổ của Dự án vì đối với Thủ đô Hà Nội không thể thiếu mảng du lịch với
sức hấp dẫn đặc biệt của nó đối với nhân dân cả nước và bạn bè, du khách khắp
năm châu.
3-
Tôi nhận thấy đề cương nghiên cứu của đề tài đã đề cập khá đầy đủ những vấn đề,
những nội dung cơ bản của du lịch Hà Nội trong thời kỳ đổi mới.
Tuy
vậy, nên xem xét lại bố cục sao cho chặt chẽ, hợp lý, tránh dàn trải, tránh
trùng lặp. Mục tiêu và những nội dung chính của đề tài cần được làm nổi bật để
thấy được vị thế của Hà Nội, hình ảnh sống động của du lịch Hà Nội trong thời
kỳ đổi mới và một viễn cảnh đẹp của du lịch Hà Nội trong tương lai. Làm thế nào
để thể hiện rõ hoạt động du lịch Hà Nội không phải là hoạt động “ăn theo” của
các ngành kinh tế, văn hoá, đối ngoại mà có định hướng dắt dẫn rõ ràng để du
lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô; là lá trầu mặt giới
thiệu hình ảnh đất nước, con người Thủ đô ngàn năm văn hiến với nhân dân cả
nước.
4.
Một số ý kiến góp cụ thể
4.1.
Phần mở đầu: Phần mở đầu cần thể hiện rõ hai nội dung quan trọng:
-
Sự hội nhập của du lịch Việt Nam,
trong đó có du lịch Hà Nội, với du lịch thế giới .
-
Vị trí, vai trò, du lịch Hà Nội với nhân dân cả nước và sự phát triển của ngành
du lịch Việt Nam, với bạn bè và khách du lịch quốc tế.
4.2.
Phần nội dung:
Theo
chúng tôi, nội dung chính của đề tài nghiên cứu nên tập trung vào các nội dung
chính sau:
Chương
I: Những tiềm năng to lớn để phát triển du lịch Hà Nội.
Nên
đề cập toàn diện hơn về những vấn đề ngoài tài nguyên du lịch như các vấn đề
lãnh đạo, quản lý (định hướng chiến lược, chính sách…); vấn đề kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất và kỹ
thuật phục vụ du lịch; vấn đề tổ chức, quản lý nguồn nhân lực, các thành phần
kinh tế tham gia làm du lịch…
Trong
đề cương chưa thấy nêu rõ những nét đặc sắc của chốn “địa linh nhân kiệt”, cốt
cách con người Hà Nội, truyền thống lịch sử, văn hoá… mà mới chỉ thấy liệt kê
một số yếu tố của tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn) cũng chưa thật tiêu
biểu.
Phải
chăng ở Hà Nội nên nhấn mạnh tới Thành Cổ Loa, Hoàng thành, Văn Miếu Quốc Tử
Giám, khu phố cổ …?
Chương
2: Những thành tựu nổi bật của du lịch Hà Nội trong thời kỳ đổi mới.
Cần
nêu được những thành tựu nổi bật và những yếu kém, tồn tại.
Cần
giới thiệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội trong các thời kỳ 2000
- 2010.
Chương
3: Định hướng phát triển du lịch Hà Nội thời kỳ 2010 - 2000.
Cần
làm nổi bật những thời cơ và thách thức mới đối với ngành du lịch Hà Nội.
5.
Kết luận:
Tôi
rất hoan nghênh chủ trương của Ban Quản lý Dự án cho triển khai đề tài “Du
lịch Hà Nội trong thời kỳ đổi mới” và đề tài này được giao cho Viện Nghiên
cứu Phát triển Du lịch thuộc Tổng Cục Du lịch, do TS. Trương Sỹ Vinh làm chủ
nhiệm, để thực hiện. Tôi tin tưởng rằng các tác giả sau khi tiếp thu các ý kiến
nhận xét góp ý sẽ triển khai và hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này.
Nhà xuất bản Hà Nội