Tóm tắt nội dung:
-
Khái quát về các đặc điểm tự nhiên và xã hội của Hà Nội (đặc điểm địa hình, khí
hậu, thủy văn, đất đai, động thực vật, biến đổi hành chính và đặc điểm kinh tế
xã hội, v.v. của Hà Nội);
-
Các thành tạo địa chất có tuổi khác nhau, lịch sử hình thành và phát triển của
chúng. Đó chính là các thành tạo địa chất có tuổi khác nhau từ nguyên đại Trung
sinh (Mezozoi) cho đến Kỷ Nhân sinh (Đệ tứ). Các hoạt động kiến tạo và tân kiến
tạo, kiến tạo hiện đại;
-
Đặc điểm địa mạo Hà Nội (các thành tạo địa hình có nguồn gốc và tuổi khác nhau
cũng như quá trình hình thành và phát triển cũng như ý nghĩa thực tiễn của
chúng);
-
Các loại hình tài nguyên khoáng sản liên quan với địa chất và địa hình;
-
Các tai biến thiên nhiên và những nguy cơ tiềm ẩn của chúng
Trên
cơ sở các phân tích, đánh giá về các vấn đề đó công trình có ý nghĩa định hướng
quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ Hà Nội trên cơ sở các đặc điểm địa chất, địa
mạo khoáng sản Hà Nội..
Bình luận
* GS.TSKH Đặng Văn Bát (Bình
luận đề cương)
Tiến
tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, việc xuất bản những cuốn sách về tài
nguyên thiên nhiên Hà Nội là cần thiết. Người đọc hoàn toàn đồng tình với Nhà
xuất bản Hà Nội cho xuất bản những tài liệu này. Những lý do chọn đề tài mà tác
giả đưa ra là hợp lý. Người đọc đồng tình với tác giả cho rằng: “Trong những
năm tới, Hà Nội cần có những nghiên cứu, đánh giá cơ bản về tiềm năng các nguồn
lực, trong đó tập trung nhiều hơn cho các nguồn lực tự nhiên, để phục vụ cho
quy hoạch phát triển bền vững” (trang 3).
Đề
tài có mục đích rõ ràng là trình bày khái quát những đặc điểm địa chất, địa
động lực, khoáng sản, địa mạo, tai biến thiên nhiên và lịch sử hình thành vùng
đất Thăng Long - Đông Đô xưa và Hà Nội ngày nay làm cơ sở khoa học cho việc quy
hoạch phát triển Hà Nội trong giai đoạn hiện nay cũng như mai sau.
Đề
cương đã phân tích, đánh giá cụ thể những vấn đề còn tồn tại, hạn chế của các
công trình nghiên cứu trước. Đó là các tài liệu đã được công bố rời rạc theo
các chuyên đề và tản mạn trên nhiều loại ấn phẩm khác nhau. Trên cơ sở đó, tác
giả đã nêu các nội dung đặt ra của cuốn sách này là sẽ trình bày một cách hệ
thống về lĩnh vực địa chất, địa hình và các loại tài nguyên khoáng sản cũng như
các tai biến thiên nhiên trên phạm vi thành phố Hà Nội một cách trung thực và
khách quan. Nội dung được đặt ra là hợp lý. Tuy vậy, đọc xong đề cương, người
đọc xin góp một số ý kiến như sau:
1.
Cách tiếp cận: Đề cương chỉ đề cập đến cách tiếp cận hệ thống. Cần bổ sung các
cách tiếp cận lịch sử, tiếp cận đa ngành và các cách tiếp cận khác. Trên cơ sở
đó mới có cách tiếp cận hệ thống, coi thành phố Hà Nội như là một hệ thống tự
nhiên - xã hội có những mối liên kết chặt chẽ và tác động tương hỗ lẫn nhau.
2.
Phương pháp nghiên cứu: Cần làm rõ những nội dung điều tra thực địa tại những
điểm quan trọng, các loại ảnh vệ tinh và ảnh hàng không cần chỉ rõ chủng loại.
3.
Nên hợp tác chặt chẽ với Sở Khoa học Công nghệ và Sở Tài nguyên - Môi trường Hà
Nội để có những tài liệu chi tiết hơn. Sở Khoa học Công nghệ đã thực hiện nhiều
đề tài nghiên cứu về vấn đề này trên phạm vi Hà Nội (Ví dụ như đề tài đất yếu,
động đất, kế thừa Atlas trước đây của Hà Nội).
4.
Đề cương chi tiết nên được thảo luận và tổ chức hội thảo để được sự đóng góp
của các nhà khoa học. Nên cấu trúc lại các chương mục cho phù hợp với tên của
cuốn sách “Địa chất, địa mạo và khoáng
sản Hà Nội”. Với tên gọi như vậy, nội dung cuốn sách, ngoài phần mở đầu,
phần khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, nhân văn của Thủ đô Hà Nội, nên
có 3 phần chuyên môn là: Địa chất, địa mạo, Khoáng sản và phần cuối cùng là sử
dụng hợp lý tài nguyên lãnh thổ. Cấu trúc như vậy có lẽ hợp lý hơn.
Trên
đây là một số góp ý của người đọc. Hy vọng rằng cuốn sách sẽ cung cấp nguồn tài
liệu quan trọng phục vụ cho công tác quy hoạch, sử dụng lãnh thổ Hà Nội một
cách hợp lý trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. PGS.TS Vũ
Văn Phái là một nhà khoa học am hiểu về lĩnh vực này, hoàn toàn khả thi làm chủ
biên cuốn sách. Ngoài ra các tác giả cần được ghi rõ để định hình một tập thể
tác giả rõ ràng.
Cuối
cùng đề nghị nhà xuất bản cần làm sáng tỏ đây là sách chuyên khảo hay là sách
phổ biến khoa học. Trên cơ sở đó sẽ xây dựng đề cương hợp lý hơn.
Kính
đề nghị Nhà xuất bản Hà Nội phê duyệt Đề cương sau khi đã tiếp thu ý kiến chỉnh
sửa của các ủy viên Hội đồng thẩm đinh.
Nhà xuất bản Hà Nội