Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội trên đường phát triển
Tóm tắt nội dung:
-
Cuốn sách này nhằm đối tượng đại chúng, kể cả người đọc bình dân và những người
muốn tìm hiểu những vấn đề chủ yếu về làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội.
-
Cuốn sách không đặt yêu cầu là một công trình nghiên cứu khoa học, mà là một
cuốn sách biên soạn, có kế thừa kết quả nghiên cứu của các cuốn sách đã xuất
bản trước đây về đề tài này và có những nội dung mới đề cập.
-
Nội dung của sách có điểm qua một số nét về lịch sử phát triển, song tập trung
vào thực trạng (những thành tựu, yếu kém) và những định hướng, giải pháp chủ
yếu nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội trong
thời gian tới.
Bình luận
* GS.TS. Ngô Đức Thịnh (Bình
luận đề cương)
I. Tính cấp thiết của công trình
- Xét từ góc độ kết cấu
của bộ sách 1000 năm Thăng Long-Hà Nội thì không thể thiếu cuốn sách giới thiểu
về làng nghề, phố nghề của Thăng Long – Hà Nội, bởi vì chính trên lĩnh vực này,
ngoài lợi ích kinh tế mà các ngành nghề thủ công mang đến, thì nó đã để lại dấu
ấn, sắc thái văn hoá độc đáo của thủ đô – Hà Nội 36 phố phường.
- Hơn thế nữa, trong
xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, các ngành nghề thủ công ở nông
thôn cũng như đô thị luôn giữ vai trò quan trọng. Chính trên cái nền này, chúng
ta thực hiện chính sách công nghiệp hoá nông thôn, đa dạng hoá các ngành nghề,
giải quyết dư thừa lao động và nâng cao thu nhập của người dân ở nông thôn. Còn
các ngành nghề thủ công, nhất là thủ công mỹ nghệ ở đô thị sẽ góp phần thúc đẩy
phát triển du lịch. Do vậy việc xem lại thực trạng ngành nghề thủ công ở nội và
ngoại thành Hà Nội ngày nay, từ đó xây dựng một chiến lược phát triển nganh
nghề trong thời kỳ CNH, HĐH là điều cần thiết.
Chính vì sự cần thiết như vậy, tôi hoàn toàn ủng hộ cho
việc biên soạn và xuất bản một cuốn sách như vậy trong khuôn khổ tủ sách 1000
năm Thăng Long – Hà Nội.
II. Về nội dung
Các tác giả chia cuốn
sách thành 2 phần :
-
Phần
1 :Phố nghề, làng nghề Thăng Long-Hà Nội, lịch sử hình thành, phát triển và hội
nhập
-
Phần
2 : Phố nghề, làng nghề, nghệ nhân
Trong
mỗi phần lại chia thành các chương, như phần một chia thành 3 chương, phần 2
chia thành 2 chương. Cách phân chia bố cục các chương phần như vậy là hợp lý.
Trong
phần I nên chú ý đến hiện tượng trong thời kỳ phong kiến, thuộc địa, từ làng nghề ở nông thôn, tiến ra đô thị
(Maketing) để trở thành phố nghề, rồi trong thời kỳ sau này thì lại diễn ra quá
trình mất dần các nghề thủ công ở đô thị, mà chỉ để lại dấu tích cái tên phố mà
thôi, chú ý đến mối quan hệ giữa đô thị và nông thôn qua các nghề thủ công.
Phần
II, đề cương còn sơ sài. Với một đề cương chi tiết thì ít ra cũng phải có danh
mục các nghề, làng nghề, phố nghề, danh mục các nghệ nhân được chọn. Tưởng việc
này đơn giản, nhưng nó có vấn đề phức tạp của nó.
Đây
là cuốn sách vừa giới thiệu vừa nghiên cứu, nên cũng cần có cách viết và trình
bày sao cho phù hợp và hấp dẫn. Các tác giả nên cân nhắc xem có nên đổi đôi
chút tên sách : Làng nghề, phố nghề Thăng Long – Hà Nội... Đặt chữ làng nghề
trước phố nghề nó vừa có cái ý nhấn mạnh làng nghề, mà âm điệu tên sách phù hơp
hơn
Kết
luận : Tôi hoàn toàn ủng hộ cho việc biên soạn và xuất bản cuốn sách này
Nhà xuất bản Hà Nội