Tư liệu văn hiếnThăng Long - Hà Nội: Tuyển tập Văn khắc Hán Nôm
Tóm tắt nội dung:
- Công trình tập hợp, tuyển dịch khoảng 150 văn bản
khắc trên bia đá, chuông, khánh đồng của các quận huyện thuộc thành phố Hà Nội.
Đây là những bài minh văn tiêu biểu phản ánh về sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng
và đời sống cộng đồng của Thăng Long - Hà Nội trong suốt gần 1000 năm lịch sử.
Với những bài minh văn khắc trên chất liệu có tính bền vững như đá và đồng, các
bài văn này là tư liệu gốc, nguyên bản, chính xác về từng thời kỳ lịch sử trong
quá trình phát triển đi lên của Thăng
Long Hà Nội.
- Tuyển tập văn khắc được tuyển chọn từ các điểm di
tích tiêu biểu của các quận nội thành đến các huyện xa như Sóc Sơn, Đông Anh.
Đó là các di tích như đình, chùa, đền, miếu, lăng mộ, từ đường dòng họ, văn
miếu và văn chỉ, cầu, chợ. Với nhiều loại hình di tích như vậy thì giá trị của
tư liệu văn khắc mang lại sẽ rất phong phú, đa dạng về Thăng Long - Hà Nội.
- Cuốn sách là một tập hợp những di văn tiêu biểu của
Hà Nội, đó là những thông điệp của người xưa trao lại, giúp chúng ta hình dung
được sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng của Thăng Long xưa..
Bình luận
* TS. Phạm Văn Thắm (Bình
luận đề cương)
1-
Sự cần thiết của đề tài
Mảng
văn khắc ( Bài văn khắc trên bia, chuông, khánh) có số lượng hàng ngàn văn bản
hiện đang được lưu giữ tại các địa phương
của Thăng Long – Hà Nội thực sự
là nguồn tư liệu quí giá cho việc nghiên cứu các khía cạnh chính trị,
kinh tế, văn hoá xã hội của một vùng kinh đô xưa. Từ trước tới nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu
để tâm tới mảng tư liệu này. Các thành tựu của họ có thể phân làm 2 dạng:
-
Một số văn bản được tuyển dịch và công bố như: Tuyển tập văn bia Hà Nội.
Nxb.KHXH.H.1978 (khoảng 60 bài văn bia được tuyển dịch ); Văn bia làng Nành
.Nxb.KHXH.H. ( Tuyển tập văn bia của 1 địa phương).
-Một
số văn bản được tuyển dịch làm tài liệu phục vụ cho công tác xếp hạng di tích.
Nhìn
vào các thành tựu nêu trên thì trên thấy
những tư liệu đã được công bố thì quá ít. Những bài văn dịch phục vụ cho
công tác xếp hạng thì chỉ dưới dạng tư liệu, ít người biết đến. Đề tài Thăng
Long – Hà Nội, tuyển tập tư liệu ( TậpI: Văn bia) do TS Phạm Thị Vinh đề xuất
thực sự đáp ứng được nhu cầu của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và người
dân muốn hiểu biết về giá trị mảng di sản văn hoá thành văn đang được lưu giữ
tại các địa phương của Thăng Long Hà Nội.
2- Về quan niệm tuyển chọn
Tác
giả lấy địa bàn cấp huyện quận là cơ sở;
nhấn mạnh việc tuyển các tấm bia có niên đại sớm; có đối chiếu giữa thác
bản đang được lưu giữ tại kho với địa điểm nơi tấm bia được dựng là rất phù hợp
với điều kiện hiện nay. Quan niệm tuyển chọn như vậy là hợp lý.
3-
Kết luận
Trên
cơ sở giá trị của mảng tài liệu và sự
cần thiết của đề tài, căn cứ vào nhu cầu của xã hội nhất là Hà Nội đang tiến
tới kỷ niệm ngàn năm tuổi, tôi đề nghị
Nhà xuất bản Hà Nội cho thực thi đề tài Thăng Long – Hà Nội, tuyển tập tư liệu
( TậpI: Văn bia) do TS Phạm Thị Vinh làm chủ nhiệm.
Nhà xuất bản Hà Nội