Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Bình luận sách |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết bình luận sách
Thủ đô Hà Nội
Chủ nhật, 14/08/2011 11:29
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ (Chủ biên). Thể loại sách: Nghiên cứu biên soạn. Mảng sách: Văn hoá - Xã hội.

Tóm tắt nội dung:

- Thăng Long - Hà Nội trong lịch sử và hiện tại luôn giữ một vai trò vô cùng trọng yếu. Việc giới thiệu về Thăng Long - Hà Nội với tư cách Thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”. 

- Công trình sẽ điểm qua những sự kiện, những mốc son cơ bản nhất, đặc sắc nhất, mang tính quyết định cho mỗi giai đoạn, thời kỳ lịch sử quan trọng của Thăng Long - Hà Nội. Công trình tập trung giới thiệu về Hà Nội khi chính thức trở thành Thủ đô của đất nước. Công trình cũng bước đầu đưa ra những định hướng phát triển Hà Nội những dự báo trong tương lai.

- Công trình được biên soạn dưới dạng sách ảnh, in song ngữ (Việt - Anh), vừa phục vụ đông đảo bạn độc vừa là quà tặng có ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội 1000 năm tuổi.

Bình luận sách

* TS. Nguyễn Viết Chức (Bình luận đề cương)

Trong Tủ sách Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến cần có cuốn sách giới thiệu khái quát về Hà Nội với tư cách là Thủ đô nước Việt Nam (chúng tôi muốn nhấn mạnh ý nghĩa là Thủ đô chứ không phải chỉ là một thành phố). Bởi vậy việc nghiên cứu, biên soạn để xuất bản cuốn: Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thống sách của Tủ sách là hợp lý và cần thiết.

Về bố cục tương đối hợp lý với ý tưởng có phần trước đổi mới và sau đổi mới. Tuy nhiên, nếu lấy mốc đổi mới làm mốc son phân kỳ thì có lẽ cấu trúc phải xem xét kỷ lưỡng hơn.

1. Phần thứ nhất: Nếu lấy tiêu đề là: Hà Nội thời tiền Đổi mới và Chương I với nội dung bao quát “từ thuở vua Hùng dựng nước đến ngày thốn nhất non sông, cả nước tiến lên xã hội chủ nghĩa” e rằng quá dài, nội dung lớn quá. Với thời gian như vậy nhiều mốc son lịch sử có lẽ cũng không thua kém gì đại thắng mùa xuân năm 1975, và có thể còn đậm nét hơn cả cái mốc Đổi mới. Cái mốc Đổi mới nếu tính bằng năm thì có lẽ lấy năm 1986, năm Đại hội lần thứ VI của Đảng, bởi kết quả của Đổi mới sau mười năm mới bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc. Mặt khác dùng khái niệm tiền Đổi mới nghĩa là trước Đổi mới về mặt thời gian cũng cần giới hạn nó ở mức phù hợp với nó, về nội dung cũng cần lấy cái dung lượng cân đối với sau Đổi mới. Chuyện Đổi mới là chuyện của toàn Đảng, toàn dân thời đại Hồ Chí Minh. Chúng tôi cho rằng cần cân nhắc kỹ nội dung phần này và cách giới hạn thời gian và nội dung trình bày. Chương II: Hà Nội (trăn trở) tìm đường đổi mới, khó có thể trình bày một cách cân xứng với chương I.

2. Phần thứ hai: Hà Nội thời Đổi mới.

Phần này có tới 4 chương, nhưng không vì thế mà nó cân đối với thời tiền Đổi mới có 2 chương. Xét về số học thì 4 chương gấp 2 lần 2 chương. Nhưng xét về thời gian phân kỳ và các mốc son có tính lịch sử  thì phần thứ hai lại quá “hẻo” so với phần thứ nhất. Tiêu đề các chương và sự bố cục các chương làm cho cuốn sách khô cứng khó trình bày hấp dẫn (tuy loại sách này hấp dẫn bởi các tiêu chí khác).

3. Phần thứ ba: Hà Nội hướng tới tương lai

Phần này có chương IX Hà Nội vươn tới tầm cao vị thế mới có điều kiện để cập nhật một số nội dung cần thiết khi Thủ đô được mở rộng.

Chúng tôi mới có một vài nhận xét sơ bộ như vậy, rất mong được nghe trực tiếp để có thể trao đổi kỹ lưỡng hơn.


Nhà xuất bản Hà Nội

  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá